Một dự án xây dựng thường bao gồm 3 phần chính:
- Xây dựng
- Nội thất kiến trúc
- Hệ thống cơ điện ( Hệ thống ME hay MEP )
- Phần xây dựng hay phần thô bao gồm các công tác thi công móng, thi công phần thân cột dầm sàn, xây trát ốp lát, sơn bả,…
- Phần nội thất là cung cấp và lắp đặt đồ đạc như bàn ghế, tủ, quầy và cả đồ trang trí.
- Phần cơ điện còn gọi là ME hay MEP. Vậy cùng tìm hiểu M&E - MEP là gì nhé!
M&E Là Gì? MEP Là Gì?
MEP: là từ viết tắt của Mechanical, Electrical, and Plumbing. MEP có nghĩa là Cơ khí, Điện và Hệ thống nước. MEP là dịch vụ xây dựng ở nhiều quốc gia, đại diện cho ba khía cạnh chính của thiết kế tòa nhà. Chúng bao gồm thiết kế điện, thiết kế cơ khí và cuối cùng là thiết kế hệ thống ống nước.
M&E là viết tắt cho Mechanical and Electrical (hiểu theo tiếng việt nghĩa là cơ khí & điện - mà người ta thường viết tắt là ngành kỹ sư cơ điện). Bao gồm tất cả các hạng mục như:
Hệ thống M&E hay MEP được chia làm bốn hạng mục chính:
- Hệ thống thông gió và điều hòa không khí (Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC)
- Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh (Plumbing & Sanitary, gọi tắt là P&S)
- Hệ thống Điện (Electrical)
- Hệ thống báo cháy và chữa cháy (Fire Alarm & Fire Fighting)
Trong các công trình, phần điện chiếm từ 45-65% khối lượng công trình, có những nơi lên đến 75 - 80%
- Phần Mechanical trong công trình chiếm khối lượng lớn là hạng mục Điều hòa không khí và thông gió (MVAC - Mechanical Ventilation and Air Conditioning) [hay còn có tên thông dụng khác là HVAC]. Các phần khác của Mechanical còn có Phòng cháy, chữa cháy (Fire alarm and Fighting), Cấp thoát nước (Plumbing and Sanitary - P&S), cung cấp gas LPG và khí nén.
- Phần Electrical như tên gọi, nó bao gồm các hạng mục liên quan đến Điện: phân phối, cung cấp điện, chiếu sáng (lighting), Điều khiển (control system), Điện nhẹ (Extra low voltage-ELV).
+ Điện nặng bao gồm:
Main Power Supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính (gọi là MSB, main switch board). Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)
-
- Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)
- Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt: Lighting
- Hệ thống ổ cắm: Socket outlet
- Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting (đèn exit, đèn emergency)
- Hệ thống tiếp địa: Earthing system (or grounding system)
- Hệ thống chống sét: Lightning protection system (bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)
+ Điện nhẹ bao gồm:
-
- Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
- Hệ thống điện thoại: Telephone system
- Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system
- Hệ thống PA (public address system) ….
Nói cách khác trong một công trình phần kiến trúc thể hiện nét đẹp của ý tưởng lãng mạn, phần xây dựng là một cơ thể cường tráng, thì các hệ thống M&E chính là “trái tim” khỏe mạnh của công trình.
Trước đây khi nhu cầu và trình độ kỹ thuật chưa cao, các thiết bị và quy mô công trình còn hạn chế, gói cơ điện chỉ bao gồm hệ thống điện, nước và phần thông tin liên lạc như mạng internet, điện thoại. Giá trị gói M&E vào khoảng 10% tổng giá trị công trình.
Ngày nay khi nhu cầu sử dụng và các thiết bị phát triển, Hệ thống cơ điện đã bao gồm thêm nhiều hệ thống như hệ thống điều hòa thông gió, thiết bị phòng cháy chữa cháy, các thiết bị camera an ninh, hệ thống âm thanh, gas…. Giá trị gói M&E đã tăng đáng kể, rơi vào 50%-70% giá trị công trình.
Kỹ Sư M&E Là Gì?
Đó là tên gọi chung cho các kỹ sư làm trong các hạng mục Cơ Điện tòa nhà.
Kỹ sư M&E không có nghĩa là kỹ sư này phải thông thạo cả 2 phần M hoặc E. Thực ra thì phần M hay E đều còn chia nhỏ ra các hạng mục khác nhau nữa, mỗi hạng mục sẽ có các kỹ sư chuyên nghiệp về nó đảm trách.
Tuy nhiên người ta hay gọi chung họ là kỹ sư M&E vì thực tế là công việc mà từng kỹ sư đó đảm trách thường có sự liên quan và phối hợp của cả M và E. Không thể nói kỹ sư HVAC chỉ biết phần máy lạnh, và kỹ sư điện không cần quan tâm máy lạnh hoạt động ra sao.
Các kỹ sư kinh nghiệm và chuyên nghiệp, tuy rằng họ chỉ làm chuyên về Cơ hoặc Điện, nhưng các kiến thức về Cơ Điện họ đều nắm tốt.
Để trở thành 1 kỹ sư M&E, bạn cần phải làm gì?
Dưới đây là chia sẻ của 1 thành viên ở HVACR
- Là Kỹ Sư Điện: Điện nặng (Điện động lực, trạm, đường dây trung và cao thế…) và Điện nhẹ (Phone System; ASControl; CCTV; PA; FACP; BMS; DCMS…). Bạn có năng lực và thiên bẩm về mảng nào thì cố gắng chuyên sâu vào mảng đó.
- Nắm vững kiến thức theo lý thuyết + tiêu chuẩn. Sau đó đi thi công + giám sát sẽ bổ sung thêm kiến thức thực tế trên công trường và một số tiêu chuẩn ngành, quy chuẩn, các tiêu chuẩn nước ngoài (BS; AS; NFPA…).
- Kế tiếp là đi học thêm các khóa chuyên đề của các Trường như ĐH Bách Khoa TpHCM; Trung tâm đào tạo cơ điện VNK, Trung tâm máy tính của Đại học Khoa học Tự nhiên… về các mảng mà bạn đang thực hiện giám sát để tiếp thu kiến thức thực tế từ các giảng viên + trao đổi thắc mắc của bạn trong quá trình đi làm.
- Tiếp theo là tự thiết kế cho các dự án nhỏ như nhà phố (Nhà phố để ở; Nhà phố thương mại) + Biệt thự.
- Tìm tòi và học hỏi thêm lĩnh vực Cấp Thoát Nước (Hạ tầng kỹ thuật + trong nhà và công trình) + Hệ thống chữa cháy (Sprinkler; Drrencher; Fire Extiguishing (CO2; Nito; Argon; IG55; FM200; Novec1230…) + Hệ thống báo cháy (địa chỉ + báo cháy vùng của các hãng như: Hochiki; Bosch; Notifier…)
- Sau đó là hệ thống điện nhẹ… Vì sau lâu năm làm kỹ sư M&E kinh nghiệm bạn có thông thường sẽ được giao quản lý luôn cả phần cấp thoát nước.
Lưu ý: phải nắm rõ tiêu chuẩn và thông số khi thiết kế; đọc và hiểu tài liệu tiếng Anh; luôn lắng nghe và trao đổi trực tiếp với các Partner + Supplier nếu có cơ hội.
Các kỹ năng sau cần phải có với một kỹ sư M&E :
- Kỹ năng đọc hiểu được bản vẽ M&E
- Biện pháp thi công M&E
- Có kiến cơ bản về thiết bị, dụng cụ cần thiết để lắp đặt M&E
- Kỹ năng nhận dạng và phân biệt vật tư M&E
- Kỹ năng vẽ bản vẽ thi công
- Kỹ năng bóc tách, tính toán chính xác khối lượng
- Kỹ năng lập kế hoạch và phân công công việc
- Kỹ Năng lập hồ sơ nghiệm thu và giải trình được khối lượng
- Kỹ năng làm hồ sơ thanh toán và quyết toán
- Kỹ năng lập báo giá, lập dự toán M&E…
- Kỹ năng sử dụng Email, Zalo, Viber, Facebook…
- Kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh.
Hình như tất cả các công trình đều có hệ thống M&E từ trụ sở làm việc, trung tâm thương mại, khách sạn, Bệnh Viện, Trường học, các công trình công cộng như sân bay, cáp treo, casino, các công chung cư cao tầng, cho đến các Nhà Máy công nghiệp, thậm chí nông nghiệp…
Ngày nay có thể nói Kỹ sư M&E là một nghề hật thú vị và có nhiều cơ hội để cho các kỹ sư, các bạn trẻ thỏa mãn niềm đam mê kỹ thuật và là một nghề có thể phát triển sự nghiệp của bản thân.
Thông tin liên hệ:
- Hotline tư vấn: 028 6293 6666
- Trụ sở chính: Số 55 Lê Thúc Hoạch, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP.HCM
- Mail: contact@worldsteel.vn
- Website: https://worldsteel.com.vn/