Chúng ta đều biết rằng ăn trái cây và rau quả là quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn trẻ từ 3 tuổi trở xuống không thích thú với việc ăn rau và cảm thấy đây là một món ăn nhàm chán. Vậy trẻ không ăn rau phải làm sao?
1. Trẻ không ăn rau phải làm sao?
Chúng ta đều biết rằng, không nên biến bữa ăn của trẻ thành những trận chiến, tuy nhiên đối với nhiều bậc cha mẹ, việc cho bé ăn rau quả là điều không hề dễ dàng. Những ông bố bà mẹ đã tìm thử đủ mọi cách như dỗ dành, năn nỉ, lén bỏ rau vào thức ăn khác và nhiều nỗ lực cố gắng khác.
Theo các chuyên gia, rau giúp hỗ trợ nhiều hệ thống và chức năng của cơ thể chúng ta. Chẳng hạn như cà rốt là một nguồn thực phẩm giàu vitamin A, giúp thúc đẩy thị lực khỏe mạnh và vitamin C, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Các loại rau xanh có chứa một lượng sắt dồi dào, cung cấp hỗ trợ cho cơ thể của trẻ năng lượng cần thiết trong thời kỳ tăng trưởng.
Trẻ em nên ăn từ 1-3 khẩu phần rau mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Bạn có thể kích thích trẻ hứng thú với rau hơn bằng một vài biện pháp đơn giản như:
1.1 Hãy nhất quán thời gian
Ăn rau vào mỗi bữa trưa và bữa tối, bao gồm cả trái cây và rau quả như đồ ăn nhẹ. Rau có thể đóng vai trò chính trong một bữa ăn hoặc chỉ là một món ăn hỗ trợ như một món ăn phụ.
Theo ý kiến của các chuyên gia, cung cấp nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác nhau cho trẻ chính là trách nhiệm của các bậc cha mẹ, bao gồm cả rau quả. Trẻ em có trách nhiệm ăn thực phẩm được cung cấp, đồng thời cần khuyến khích trẻ thử các loại thực phẩm và rau mới.
1.2 Cho trẻ tham gia vào việc chọn lựa các loại rau
Cho trẻ tham gia vào các quyết định về giờ ăn có thể giúp trẻ có cảm giác kiểm soát. Chuyên gia khuyến khích cha mẹ lên kế hoạch cho bữa ăn và cùng nhau đi mua sắm, đồng thời để trẻ em nhặt rau mới để ăn thử.
Hãy cho trẻ lựa chọn những loại rau mà chúng muốn để khuyến khích trẻ ăn rau. Điều cũng đơn giản như cách bạn hỏi trẻ muốn ăn cà rốt sống hay chín.
Cha mẹ cũng có thể khiến trẻ hứng thú với rau bằng cách trồng một khu vườn. Cha mẹ dẫn trẻ cùng đến một vườn ươm, chọn hạt giống và cùng nhau tạo ra một khu vườn sau nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ tham gia vào việc rửa rau, nhặt giá...Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy ý thức kiểm soát.
1.3 Cho trẻ ăn những loại rau mà trẻ thích
Có một số loại rau khiến trẻ cảm thấy đặc biệt thích thú. Các loại rau thường có hương vị tốt nhất đối với trẻ em là những loại có vị hơi ngọt hoặc thơm, như cà rốt, jicama hoặc ớt chuông.
1.4 Trang trí thức ăn bắt mắt
Trang trí thức ăn một cách bắt mắt là một cách tuyệt vời để kích thích trẻ ăn rau. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử nghiệm hương bị mới với nhiều loại rau kết hợp với nước chấm cho trẻ. Cho trẻ ăn sữa chua ít béo, hummus hoặc nước chấm ít béo để khuyến khích trẻ ăn thử các loại rau khác.
Rau nhúng hummus là một món ăn nhẹ chứa đầy đủ chất xơ, protein và vitamin. Hummus có nhiều hương vị khác nhau, vì vậy bạn có thể sẽ tìm thấy một loại mà trẻ sẽ cảm thấy hứng thú.
Để kích thích trẻ hứng thú với các loại rau, bạn có thể sáng tạo ra các loại tên dành riêng cho rau, chẳng hạn như rau chân vịt hoặc tạo ra khay rau tươi với đầy đủ màu sắc. Sử dụng khuôn cắt bánh quy để cắt rau thành các hình vui nhộn, chẳng hạn như ngôi sao hay trái tim.
1.5 Thử các công thức nấu ăn chay thân thiện với trẻ em
Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau hơn bằng những công thức nấu ăn đa dạng. Không nhất thiết phải là một bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ phức tạp để khiến trẻ thử món ngon. Dưới đây là gợi ý một số công thức nấu món chay yêu thích dành cho trẻ em:
- Sinh tố rau bina hoặc cà rốt;
- Sốt mì Ý cà chua;
- Đậu Hà Lan và hummus ngâm đường;
- Bánh quesadilla phô mai và rau củ trên bánh tortilla nguyên cám (ớt chuông hoặc cà chua thái nhỏ cho tan chảy trong phô mai);
- Bánh tortilla nướng với salsa (cà chua, hành tây và ớt).
1.6 Tạo thói quen ăn rau cho trẻ
Giúp trẻ tạo thói quen ăn rau bằng cách kết hợp các lựa chọn mới với các loại rau mà trẻ yêu thích hoặc trộn chúng trong các món ăn hấp dẫn, chẳng hạn như:
- Thêm rau cắt nhỏ vào súp và món hầm;
- Xay nhuyễn một loại rau để làm nước sốt hoặc súp;
- Kết hợp rau với lớp phủ yêu thích, như pho mát trên bông cải xanh.
1.7 Hãy trở thành tấm gương cho trẻ
Một trong những cách tốt nhất để khuyến khích bé ăn rau là hình thành thói quen ăn uống tốt.
Hãy cho trẻ thấy tầm quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách ăn nhiều rau quả. Sự tiếp xúc đó, cùng với những cuộc trò chuyện thường xuyên về vai trò của rau trong việc xây dựng một cơ thể khỏe mạnh chính là nền tảng của thói quen ăn uống lành mạnh suốt đời cho trẻ cũng như cả gia đình bạn.
Ngoài ra, để kích thích bé ăn rau, bạn có thể áp dụng một số cách khác như
- Cho trẻ ăn trái cây và rau quả như đồ ăn nhẹ. Giữ trái cây rửa sạch, cắt nhỏ và để trong tủ lạnh;
- Cho trẻ ăn salad thường xuyên hơn. Mua salad đã rửa sạch, đóng túi tại cửa hàng tạp hóa. Hướng dẫn cho trẻ lượng nước xốt salad bao nhiêu là thích hợp;
- Hãy thử các công thức nấu ăn khác cho mì spaghetti, lasagna, ớt hoặc các loại thực phẩm khác sử dụng rau thay vì thịt;
- Ăn ít nhất một loại rau lá xanh hoặc vàng để cung cấp vitamin A như rau bina, bông cải xanh, bí mùa đông, rau xanh hoặc cà rốt mỗi ngày;
- Cho trẻ ăn ít nhất một loại trái cây hoặc rau quả giàu vitamin C, chẳng hạn như cam, bưởi, dâu tây, dưa, cà chua và bông cải xanh mỗi ngày;
- Bổ sung thêm trái cây hoặc rau như một phần của mỗi bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ. Ví dụ, bạn có thể cho trái cây vào ngũ cốc, thêm một miếng trái cây hoặc salad nhỏ vào bữa trưa của con bạn, dùng rau và nhúng vào bữa ăn nhẹ sau giờ học hoặc thêm một hoặc hai loại rau mà bạn muốn thử vào bữa tối của gia đình;
- So với bơ thì phô mai là sự lựa chọn lành mạnh hơn vì phô mai có nhiều canxi và protein. Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể ăn được các loại phô mai nguyên béo.
2. Lưu ý khi lựa chọn rau cho trẻ
Sau đây là một số lưu ý khi lựa chọn rau cho trẻ:
- Đảm bảo trẻ ăn đủ lượng trái cây và rau quả được khuyến nghị mỗi ngày. Bạn có thể tham khảo một số trang web để tìm ra lượng phù hợp của từng nhóm thực phẩm đối đối với từng trẻ;
- Khi đi mua thực phẩm, hãy bắt đầu ở khu vực cửa hàng trái cây và rau tươi. Bằng cách đó, bạn biết rằng bạn luôn có một số loại thực phẩm nhất định để phục vụ cho trẻ;
- Tránh mua thức ăn có hàm lượng calo cao như khoai tây chiên, bánh quy và thanh kẹo. Trẻ sẽ không đòi hỏi những món ăn vặt này nếu chúng ở khuất tầm nhìn của trẻ;
- Hạn chế hoặc loại bỏ lượng nước hoa quả mà bạn đang cho trẻ uống và đảm bảo rằng bạn đang sử dụng 100% nước trái cây cho trẻ, không phải “đồ uống” nước trái cây;
- Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em ăn nhiều rau và trái cây hơn, ăn ít thức ăn chiên rán và đồ uống có đường hơn khi chúng ăn cùng cả gia đình.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Các dấu hiệu bé thiếu kẽm
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: healthychildren.org, childrens.com