Technical Manager là ai? Công việc của Technical Manager là gì? Phải làm sao để trở thành một Technical Manager? Là thắc mắc của không ít người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật.
Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về Technical Manager là aivà công việc của họ như thế nào thì bài viết sau đây của HRchannels sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về vị trí này.
Technical Manager là ai?
Technical Manager là vị trí quản lý trong lĩnh vực kỹ thuật. Những người đảm nhận vị trí này phải có kỹ năng quản lý và kỹ năng kỹ thuật xuất sắc.
Các Technical Manager có trách nhiệm thực hiện tất cả các công việc có liên quan đến hệ thống kỹ thuật trong doanh nghiệp. Đó có thể là khắc phục sự cố kỹ thuật, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng hoặc là chỉ đạo việc vận hành hệ thống kỹ thuật.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của một Technical Manager là phải giám sát quá trình vận hành, đảm bảo tất cả các bước trong vận hành được thực hiện nghiêm túc. Họ cũng phải đảm bảo toàn bộ nhân viên cấp dưới của mình được đào tạo đầy đủ và có thể thực hiện công việc một cách suôn sẻ. Họ cũng chịu trách nhiệm xử lý tất cả các vấn đề phát sinh trong phạm vi quản lý của họ. Đồng thời, Technical Manager cũng có trách nhiệm đưa ra các quyết định về vấn đề kỹ thuật sau khi đã xem xét kỹ lưỡng các yếu tố về chi phí và chất lượng kỹ thuật.
Các Technical Manager phải hướng dẫn cho nhân viên cấp dưới các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Họ phải liên tục đánh giá hệ thống kỹ thuật hiện hữu của doanh nghiệp để tìm ra biện pháp cải thiện hiệu suất làm việc.
Bên cạnh những nhiệm vụ liên quan đến khía cạnh kỹ thuật, Technical Manager còn có trách nhiệm của một người quản lý. Họ có nhiệm vụ phân công công việc cho nhân viên, đánh giá kết quả công việc và xử lý những khiếu nại của nhân viên. Xem thêm: 10 câu hỏi phỏng vấn vị trí Technical Manager
Công việc của Technical Manager là gì?
Kỹ thuật là một lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn vững vàng và những kỹ năng cần thiết khác. Tùy thuộc vào ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp là cơ khí, xây dựng, điện tử hoặc một ngành nghề nào khác mà công việc của Technical Manager sẽ có khác biệt rất lớn.
Tuy nhiên, Technical Manager thường làm những công việc điển hình sau đây:
1- Hướng dẫn và chỉ đạo công việc trong bộ phận kỹ thuật
Nhiệm vụ của Technical Manager là phải hướng dẫn công việc cho các nhân viên trong bộ phận, chỉ đạo và dẫn dắt nhân viên hoàn thành nhiệm vụ của họ. Đồng thời, Technical Manager có trách nhiệm triển khai kế hoạch làm việc cho toàn bộ phận.
2- Phân tích và đánh giá hệ thống kỹ thuật của doanh nghiệp
Technical Manager cần tiến hành phân tích và đánh giá tình trạng tổng thể của hệ thống kỹ thuật trong doanh nghiệp. Họ cần tìm ra những vấn đề, những sai lỗi về mặt kỹ thuật và tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp nhất. Bất cứ khi nào doanh nghiệp gặp vấn đề về mặt kỹ thuật, Technical Manager sẽ nhanh chóng đánh giá, phân tích tình huống và xử lý nhanh nhất có thể.
3- Xử lý các vấn đề kỹ thuật sao cho nhanh chóng và hiệu quả nhất
Khi có những vấn đề kỹ thuật phát sinh, nhiệm vụ của Technical Manager là phải nhanh chóng xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp hữu hiệu nhất nhằm xử lý hiệu quả các vấn đề kỹ thuật này. >>>> Xem thêm: Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Technical Manager
4- Kết nối mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp
Trách nhiệm của Technical Manager là phải làm sao duy trì và phát triển mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Thông thường Technical Manager sẽ là người tiếp nhận những thông tin phản hồi, khiếu nại của khách hàng về mặt kỹ thuật. Từ đó có phương thức hiệu quả để cải thiện chất lượng sản phẩm.
5- Quản lý nhân viên bộ phận kỹ thuật
Đã là một nhà quản lý thì Technical Manager cần dám chịu trách nhiệm về những thành bại trong công việc của bộ phận. Họ có trách nhiệm quản lý các nhân viên khác trong bộ phận. Đồng thời còn có trách nhiệm giám sát và đánh giá kết quả công việc của nhân viên thuộc phạm vị quản lý của mình.
Làm sao để trở thành một Technical Manager?
Các doanh nghiệp thường yêu cầu Technical Manager phải có bằng đại học trở nên các chuyên ngành cơ khí, hệ thống điện, kỹ thuật điện, điều khiển và tự động hóa hoặc là một ngành nghề khác có liên quan. Vì vậy việc đầu tiên bạn cần làm là lựa chọn một ngành học bạn yêu thích và học tập thật tốt để có nền tảng kiến thức kỹ thuật vững chắc.
Bên cạnh đó, để đảm nhận vai trò của một Technical Manager bạn cần có tối thiểu 5 kinh nghiệm làm việc tại những vị trí có liên quan đến kỹ thuật và phải có tối thiểu một năm làm việc tại vị trí quản lý.
Ngoài ra, bạn còn phải có những kỹ năng sau đây nếu muốn trở thành một Technical Manager giỏi:
1- Kỹ năng quản lý và phân tích tốt
2- Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định xuất sắc
3- Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện và xây dựng quy trình
4- Có thể làm việc trong điều kiện áp lực cao
5- Trung thực và có tinh thần trách nhiệm cao
6- Nhiệt tình và có tư duy sáng tạo
7- Có kiến thức về các loại máy móc, thiết bị, công cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất
8- Có thể đọc hiểu các bản vẽ kỹ thuật
9- Có kiến thức về các hệ thống kỹ thuật
10- Có khả năng lập trình các thiết bị tự động và có kiến thức về hệ thống kỹ thuật của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng nhất về vị trí Technical Manager trong một doanh nghiệp. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi Technical Manager là ai và có những định hướng cần thiết để nhanh chóng trở thành một Technical Manager giỏi.
HRchannels - Great Solution. Great People!
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet