Đáp án đúng là: C
Sản lượng lúa cao nhất cả nước không phải là đặc điểm kinh tế xã hội của đồng bằng sông Hồng mà là của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sông Hồng đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.
→ C đúng.
- A sai vì đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông nhất cả nước. Khoảng 21,3 triệu người, chiếm 21,9% dân số cả nước (Năm 2019). Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao.
- B sai vì nơi đây đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.
- D sai vì đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ từ rất sớm, từ thời kỳ phong kiến đến thời kỳ hiện đại, với vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa của dân tộc.
* Tình hình phát triển kinh tế
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, NĂM 2017 (%)
a) Công nghiệp
LƯỢC ĐỒ KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
- Công nghiệp hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSH tăng mạnh, chiếm 23% GDP công nghiệp cả cả nước (2019).
- Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.
- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ, quần áo, hàng dệt kim,...).
- Phân bố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc.
Sản xuất linh kiện điện tử ở Hà Nội và các tỉnh lân cận
b) Nông nghiệp
NĂNG SUẤT LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC (tạ/ha)
* Trồng trọt:
- Điều kiện phát triển:
+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
+ Đất phù sa màu mỡ.
- Tình hình phát triển:
+ Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.
+ Đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.
+ Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đông, khoai tây, su hào,… vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.
Rau màu vụ đông được đẩy mạnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng
* Chăn nuôi:
- Điều kiện phát triển:
+ Cơ sở thức ăn phong phú.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tình hình phát triển:
+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước.
+ Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.
Chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì, Hà Nội phát triển mạnh
* Xã hội
- So với nhiều vùng khác thì ĐBSH các tiêu chí dân cư, xã hội phát triển khá cao.
- Đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn do kết cấu kinh tế chuyển dịch chậm, dân số quá đông.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
Lý thuyết SGK Địa lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng
Lý thuyết SGK Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)