Tại sao cơ thể lại hình thành u cục ở vú?
Các khối u ở vú có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó, các khối u lành tính thường được tạo ra bởi sự phát triển quá mức của mô bình thường. Hoặc các khối u ác tính (ung thư vú) là những khối u có thể xâm lấn các mô lân cận và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành u cục ở ngực gồm có:
- Tuổi tác: phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ cao mắc u cục ở ngực.
- Tiền sử gia đình: có người thân trong gia đình bị ung thư vú.
- Các yếu tố khác: Không có thói quen tập thể dục, thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia…
Theo thống kê của Globocan, tỷ lệ mắc ung thư vú ở Việt nam năm 2020 là 56,3/100.000 phụ nữ, cao hơn so với tỷ lệ trung bình của thế giới là 42,2/100.000 phụ nữ.
Dấu hiệu ung thư vú chị em có thể tự trang bị cho mình
Xuất hiện u cục là một trong những dấu hiệu của ung thư vú, nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất. Hầu hết các khối u ở vú là lành tính nhưng vẫn có khoảng 20% là ác tính. Do đó, chị em cần biết thêm các dấu hiệu và triệu chứng khác để nhận biết bệnh.
Đối với đặc điểm của khối u lành ở vú:
- Kích thước các khối u thường nhỏ, dưới 2cm và thường phát triển chậm, không gây đau.
- Khi sờ, nắn thường có cảm giác mềm và di động.
- Có hình dạng bầu dục hoặc tròn với cạnh rõ ràng.
Đối với đặc điểm của khối u ác tính:
- Kích thước các khối u lớn trên 2cm, thường phát triển nhanh và gây đau khi tác động vào.
- Các khối u thường cứng và cố định ở 1 vị trí, hình dáng không đều nhau.
- Núm vú tiết dịch bất thường không rõ nguyên nhân.
- Hình dáng và kích thước vú thay đổi bất thường, có hiện tượng sưng đỏ và sần.
- Phần nách bị sưng hoặc đau.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở ngực, cách tốt nhất là nên đi khám với các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác nhất.
Thay đổi thói quen để tránh xa ung thư vú
Theo thống kê từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những chị em phát hiện sớm ung thư vú có tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến 99%. Ngoài yếu tố di truyền, chị em có thể chủ động thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh, bắt đầu với những thói quen dinh dưỡng lành mạnh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và duy trì hoạt động thể chất.
Bác sĩ CKI Phạm Thị Nhài - Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cho biết, phụ nữ có thể tạo cho mình thói quen quan sát và tự khám phần ngực cho mình khi ở nhà. Với nhóm phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, việc đi khám tầm soát sớm được khuyến cáo thực hiện ít nhất 1 năm/lần và kết hợp các phương pháp như xét nghiệm chỉ điểm khối u, chụp nhũ ảnh, siêu âm tuyến vú … để phát hiện chính xác mầm mống ung thư.
Hiện nay, tầm soát ung thư vú là giải pháp hiệu quả giúp phát hiện sớm bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tùy theo độ tuổi và nguy cơ cá nhân, bác sĩ sẽ có những lời khuyên và chỉ định tần suất tầm soát phù hợp cho bạn.