Cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản hiện nay như thế nào? Đặc điểm phát triển của kinh tế nhật ra sao? Tại sao Nhật lại là quốc gia phát triển hàng đầu tại khu vực Châu Á?
Nhật Bản là đảo quốc nằm ở phía Đông của Châu Á , đồng thời là quốc gia có quan hệ gắn bó mật thiết trong quan hệ kinh tế, an ninh với Việt Nam.
Cơ cấu kinh tế Nhật Bản kết hợp các yếu tố của thị trường và hỗn hợp công và tư, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và phúc lợi xã hội. Nhật Bản tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kịch bản kinh tế thế giới và đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội trong tương lai.
Qua nội dung dưới đây Du học Aloha sẽ gửi tới các bạn chi tiết về cơ cấu nền kinh thế Nhật Bản. Cùng theo dõi nhé!
Kinh tế Nhật Bản đứng thứ mấy trên thế giới?
Tính tới thời điểm hiện đại, Nhật Bản đứng thứ ba trong danh sách các nền kinh tế lớn thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Điều này đã được xác định dựa trên GDP của mỗi quốc gia.
Hiện nay, Nhật Bản là một trong các nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Tuỳ nhiên, trước khi đạt được thành tựu này, Nhật Bản phải chịu ảnh hưởng vô cùng tồi tệ từ chiến tranh. Sự vươn lên của đất nước Mặt trời mọc này chính là một hành trình kỳ diệu mà cả thế giới không thể nào quên.
Nhật Bản, một đất nước xuất sắc nằm ở châu Á Đông Á, đã xây dựng một cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản đặc biệt. Lịch sử kinh tế của Nhật Bản bao gồm giai đoạn phục hồi sau Chiến tranh Thế giới II và sự trỗi dậy của với cuộc cách mạng công nghiệp, biến đất nước này thành một trong những nền kinh tế mạnh mẽ và đa dạng nhất thế giới.
Với các ngành công nghiệp chính như ô tô, điện tử, và chế biến kim loại, Nhật Bản nổi tiếng với chất lượng sản phẩm và sự đổi mới liên tục.
Cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản
Cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công và phát triển của đất nước này.
Nền kinh tế Nhật Bản được xây dựng dựa trên sự đa dạng hóa và cải cách liên tục trong suốt nhiều thập kỷ.
Dưới đây là một số điểm chính về cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản:
Ngành công nghiệp chính
Nhật Bản nổi tiếng với các ngành công nghiệp quan trọng như ô tô, điện tử, chế biến kim loại và máy móc. Các tập đoàn lớn như Toyota, Sony và Panasonic là những biểu tượng của sự phát triển trong lĩnh vực này.
Các sản phẩm Nhật Bản thường được công nhận với chất lượng cao và sự đổi mới liên tục.
Ngành dịch vụ
Bên cạnh các ngành công nghiệp, các ngành dịch vụ như ngân hàng, tài chính, du lịch và công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản.
Ngân hàng Nhật Bản là một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới và góp phần vào hệ thống tài chính toàn cầu.
Mô hình kinh tế
Nhật Bản áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp công và tư, trong đó có sự hợp tác mạnh mẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp tư nhân và các ngân hàng.
Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thiết lập các chính sách kinh tế và quản lý nền kinh tế.
Chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội
Nhật Bản nổi tiếng với chất lượng cuộc sống cao và môi trường làm việc tích cực. Hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục đạt đội cao, và người dân được hưởng nhiều quyền lợi xã hội.
Sự đa dạng và ảnh hưởng toàn cầu
Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và đầu tư vào các dự án quốc tế. Các tập đoàn Nhật Bản có sự hiện diện rộng rãi trên toàn cầu và góp phần vào sự phát triển của nhiều quốc gia khác.
Thách thức và cơ hội trong tương lai
Mặc dù Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế, nó cũng đối mặt với nhiều thách thức như dân số già hóa và sự cạnh tranh quốc tế.
Tuy nhiên, sự đổi mới và sự thích nghi đã làm cho Nhật Bản vẫn là một trong những nền kinh tế mạnh mẽ và ổn định nhất trên thế giới.
Đặc điểm cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản
Nhật Bản đã trải qua một cuộc cách mạng kinh tế ấn tượng từ sau Chiến tranh Thế giới II, biến đất nước này thành một trong những nền kinh tế lớn nhất và phát triển nhất thế giới.
Sau đây là các đặc điểm phát triển kinh tế của Nhật Bản:
- Chất lượng và đổi mới: Một trong những đặc điểm nổi bật của cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản là sự tập trung vào chất lượng sản phẩm và sự đổi mới liên tục. Các công ty Nhật Bản, như Toyota và Sony, nổi tiếng với việc đưa ra các sản phẩm chất lượng cao và luôn tiến hành nghiên cứu phát triển công nghệ mới.
- Cơ cấu kinh tế đa dạng: Sự đa dạng hóa trong cơ cấu kinh tế là một yếu tố quan trọng. Nhật Bản không chỉ dựa vào một ngành công nghiệp duy nhất, mà còn phát triển nhiều lĩnh vực như công nghiệp ô tô, điện tử, chế biến kim loại, và dịch vụ như ngân hàng và du lịch.
- Sự hợp tác công tư: Nhật Bản áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp công và tư, trong đó có sự hợp tác mạnh mẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp tư nhân và các ngân hàng. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ổn định và bền vững.
- Chính sách tài khóa và tiền tệ: Chính phủ Nhật Bản thường áp dụng chính sách tài khóa và tiền tệ để điều chỉnh nền kinh tế. Điều này bao gồm việc can thiệp trong tỷ giá hối đoái và áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế khi cần thiết.
- Chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội: Người dân Nhật Bản được hưởng một chất lượng cuộc sống cao và hệ thống phúc lợi xã hội hoàn chỉnh. Hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe đạt đội cao, đảm bảo một nền kinh tế mạnh mẽ cho cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản đi kèm với chất lượng cuộc sống tốt cho nhân khẩu.
Những đặc điểm này thể hiện sự kết hợp của đổi mới, chất lượng sản phẩm và sự hợp tác trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, giúp đất nước này duy trì vị trí quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản
Quy mô nền kinh tế Nhật Bản
Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đạt 5,05 nghìn tỷ đô la Mỹ trong năm 2020. Sau khi thất bại tại Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã bắt đầu ngay vào công cuộc tái thiết kinh tế sau chiến tranh, những đơn đặt hàng sản xuất quân nhu, quân dụng cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên trong giai đoạn 1950 đã làm tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, kích thích sản xuất, kinh doanh trong nước Nhật và tạo điều kiện cho Nhật Bản hồi phục kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng.
Thời kì thịnh vượng của Nhật Bản bắt đầu từ giai đoạn những năm 1960 khi nền kinh tế Nhật đều tăng trưởng mạnh mẽ trên 10% trong mỗi năm, GDP của Nhật Bản đã tăng từ mức 44.3 tỷ USD (năm 1960) lên mức 5.5 nghìn tỷ USD vào năm 1995. Đây là giai đoạn Nhật Bản đã bắt kịp với thế giới về cộng nghệ sản xuất và nền công nghiệp xe hơi trứ danh của Nhật Bản cũng bắt đầu vào thời điểm này với hàng loạt những hãng xe hơi xuất hiện, chiếc xe hơi đầu tiên mang tên “Toyota Crown” của gã khổng lồ Toyota cũng ra đời trong giai đoạn này (năm 1955).
Giai đoạn sau 1995, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu đi vào pha thoái trào của một chu kì kinh tế lớn, sự sụp đổ của Bong bóng Tài sản (giai đoạn 1990) đã tàn phá và ảnh hưởng sâu sắc đến nội tại của nền kinh tế Nhật Bản. Độ mở cao của nền kinh tế trong thời kỳ sau năm 2000 đã khiến Nhật Bản tiếp tục hứng chịu ảnh hưởng mạnh từ các cuộc suy thoai đến từ bên ngoài như Bong bóng Dot-com (giai đoạn 2000), Khủng hoảng Cho vay dưới Chuẩn tại Mỹ (giai đoạn 2008).
GDP Nhật Bản đã tăng mạnh trở lại trong giai đoạn sau 2010 khi Chính sách kích thích Kinh tế (Abenomics) bắt đầu có hiệu lực khi Thủ tướng này đắc cử vào năm 2012.
GDP Nhật Bản lại chứng kiến cú giảm mạnh trong giai đoạn 2014-2015 do việc chinh phủ tăng thuế tiêu dùng vào tháng 4/2014, điều này khiến cho khu vực chi tiêu cá nhân, vốn chiếm 60% trong cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, có thể hiểu sự suy giảm này chỉ mang tinh nhất thời khi GDP của Nhật Bản đã tăng trưởng trở lại từ năm 2016 và chỉ ghi nhận lần suy thoai tiếp theo do dịch bệnh corona vào năm 2020.
Xuất nhập khẩu và thương mại nền kinh tế Nhật
Tuy nổi tiếng với nền công nghiệp chế tạo xuất khẩu, thực chất Nhật Bản là nước nhập siêu trong nhiều năm. Theo thống kê của Bộ Tài Chính Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong năm 2020 đạt 68.4 tỷ yên (595 triệu USD), trong khi kim ngạch nhập khẩu là 68.1 tỷ yên (591.7 triệu USD), và đây là lần đầu tiên Nhật Bản đạt trạng thái xuất siêu kể từ năm 2018.
Năm 2020, Nhật Bản này xuất khẩu chủ yếu là xe hơi (chiếm 14% kim ngạch xuất khẩu), thiết bị phụ tùng bán dẫn (6%), phụ tùng xe hơi (4.3%), sắt theo (3.8%),… đây là đặc trưng của nền kinh tế với thế mạnh về sản xuất ô tô và công nghiệp chế tạo.
Ở chiều ngược lại, dầu lửa và nhiên liệu thô chiếm 6.8% kim ngạch nhập khẩu, khí gas hóa lỏng chiếm 4.7%, dược phẩm chiếm 4.7% là những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào Nhật Bản. Nhật Bản là đất nước vốn không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, do đó, các loại nhiên liệu chiếm tỷ trong rất cao trong kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản.
Đặc biệt trong năm 2020, đối tác xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc (chiếm 22% tổng kim ngạch), đây là lần đầu tiên Trung Quốc vượt Mỹ (18.4%) để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản.
Ở chiều nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là đối tác lớn nhất và chiếm kim ngạch tỷ trọng kim ngạch áp đảo (25.8%) so với các quốc gia khác là Mỹ (11%), Úc (5.6%), Đài Loan (4.2%). Ngoài ra, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9, đồng thời là đối tác nhập khẩu lớn thứ 7 của Nhật Bản.
Dân số ảnh hưởng tới kinh tế thế nào?
Theo báo cáo từ Tổng Vụ Nhật Bản năm 2020, dân số Nhật Bản là 125.3 triệu người. Dân số Nhật Bản đã giảm 868.000 người (khoảng 0,02% dân số) trong 5 năm từ 2015 đến 2020. Kể từ những năm 1970, tỷ lệ sinh của Nhật Bản luôn duy trì ở mức thấp, và dân số Nhật Bản đã tạo đỉnh vào năm 2010.
Dân số Nhật Bản được dự báo sẽ tiếp tục suy giảm, thậm chí là với tốc độ nhanh hơn trong những năm tiếp theo. Theo Viện nghiên cứu Quốc gia về An sinh Xã hội và các Vấn đề Dân số (Nhật Bản) (2020) dự đoán rằng sự suy giảm dân số của Nhật Bản sẽ tăng nhanh sau năm 2020 và sẽ giảm khoảng 900.000 người mỗi năm cho đến năm 2045. Dân số Nhật Bản được dự báo chỉ còn 106,4 triệu người vào năm 2045, với 55,8 triệu lao động, đặc biệt là những người trong độ tuổi 15-64, giảm 24,7% so với năm 2020.
Tỷ lệ sinh giảm và dân số già của Nhật Bản vẫn sẽ tiếp diễn, và tình trạng thiếu lao động trong nước được dự báo sẽ còn trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai. Ngoài ra, do dân số giảm khiến tiêu thụ nội địa ở Nhật Bản cũng suy giảm theo, thị trường tiêu thụ truyền thống của các công ty Nhật Bản chắc chắn sẽ bị thu hẹp.
Đây cũng là một trong những lý do khiến các công ty Nhật Bản ngày càng mở rộng việc thanh lập cơ sản sản xuất và kinh doanh tại nước ngoai để giải quyết vấn đề về lao động và nhu cầu nội địa suy yếu.
Đặc trưng cấu nền kinh tế Nhật Bản
Một vài đặc điểm đang thể hiện cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản như sau:
Quốc gia số 1 thế giới về “Giảm phát”
Hầu hết người Việt Nam đều quen thuộc với cụm từ “lạm phát”, tuy nhiên “giảm phát” là khái niệm khá xa lạ với những người đang không học tập, làm việc trong chuyên ngành kinh tế.
Giảm phát là tinh trạng trái ngược hoàn toàn với lạm phát, hay nói cách khác, đây là tinh trạng nguồn cung cấp hàng hòa và dịch vụ bị dư thừa với với nhu cầu tiêu thụ.
Giảm phát sẽ tạo ra tình trạng giá cả hàng hóa bị sụt giảm do cung nhiều hơn cầu, dẫn đến người dân sẽ ít chi tiêu để chờ giá cả hàng hóa giảm xuống trong tương lai, việc này lại dẫn đến việc các công ty sản xuất lại buộc phải hạ giá bán hoặc sản xuất ít hàng hóa hơn. Và kết quả của quá trinh này là các công ty sẽ cắt giảm nhân công, lương thưởng, và chi tiêu của người dân lại suy giảm. Vòng trơn giảm phát sẽ lại tiếp tục, tạo ra sức phá hoại kinh tế nặng nề.
Tỷ lệ lạm phát cùng GDP của Nhật Bản đã bước vào chu kì suy giảm kể từ năm 1990, sự sụp đổ của “bong bóng tài sản” vào năm 1991, đi kèm với sự điều hanh sai lầm trong chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ) đã khiến quốc gia này rơi vào tinh trạng giảm phát kéo dài đến giai đoạn 2010.
Việc Thủ tướng Shinzo Abe (vừa từ chức do vấn đề sức khỏe vào năm 2020) đắc cử vào năm 2012 đã tạo ra một thập niên phục hồi. Chính sách “Abenomics” với 3 “mũi tên” ba gồm chính sách tài khoa nới lỏng, chinh sách tiền tệ mạnh mẽ và khuyến khích đầu tư tư nhân đã khiến nền kinh tế Nhật Bản phục hồi và cải thiện tình trạng giảm phát tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, việc thói quen tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu đã được hình thành tại Nhật Bản trong nhiều năm đã khiến các chinh sách tiền tệ và tài khóa của chinh phủ trở kém hiệu quả hơn và chính phủ Nhật Bản đã phải phải tốn nhiều nguồn lực hơn để kích thích nền kinh tế, đặc biệt là trong tình hình dịch covid trong 2 năm gần đây. Theo Bộ Tài Chính Nhật Bản, nợ công của quốc gia này trong năm 2020 đã tăng lên mức 11 nghìn tỷ USD (tức khoảng 266% GDP), và tiếp tục phá vỡ mức kỷ lục về nợ công lần thứ 5 liên tiếp trong 5 năm.
Chủ nợ lớn nhất và đồng tiền dự trữ thứ 2 của thế giới
3,3 nghìn tỷ USD, đây là giá trị tài sản ròng mà chính phủ quốc gia, các công ty và nhà đầu tư Nhật Bản nắm giữ tại nước ngoài tính đến tháng 4/2021 (Năm tài chính của Nhật Bản bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 và kết thúc vào 31 tháng 3 năm sau). Tiếp theo đó, chính phủ và các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ Đức đứng vị trí thứ hai với tài sản ròng ở nước ngoài là 2.960 tỷ USD, Hong Kong là 2.050 tỷ USD và Trung Quốc là 2.040 tỷ USD.
Việc các doanh nghiệp, nhà đầu tư và chinh phủ Nhật Bản tiếp tục duy trì ngôi vị đứng đầu thế giới trong 30 năm liên tiếp cho thấy sức ảnh hưởng và vị thế của nền kinh tế Nhật Bản trên toàn cầu.
Ngoài ra, đồng Yên (円), đơn vị tiền tệ chính thức được sử dụng ở Nhật Bản. Đây là đồng tiền dự trữ nhiều thứ 2 thế giới sau đồng USD và được sự dụng trong giao dịch quốc tế nhiều thứ 3 trên thế giới sau USD và đồng EURO. Đây được coi là đại diện cho vị thế và sức mạnh, sức ảnh hưởng của nền công nghiệp chế tạo và xuất khẩu của Nhật Bản.
“Thập niên mất mát” - Dấm chấm hết của chu kì siêu tăng trưởng
Thập niên mất mát là dấu chấm hết cho chu kì phát triển rực rỡ và mạnh mẽ sau giai đoạn phục hồi sau chiến tranh, thời kì GDP Nhật Bản tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm. Bong bóng tài sản tại Nhật Bản chỉ mất 5 năm từ 1986 đến 1991 để hình thành nhưng hậu quả đã kéo dài đến tận ngày nay.
Bóng bóng tài sản tại Nhật bắt đầu từ một hiệp ước nổi tiếng “Hiệp ước Plaza” (năm 1985), thông qua đó chính phủ Nhật Bản đã đồng ý với với Mỹ về việc hạ giá đồng USD và tăng giá trị đồng Yen Nhật. Việc này khiến cho người tiêu dùng Nhật Bản trở nên giàu có trong phút chốc và thúc đẩy nhu cầu mua sắm hàng hóa từ nước ngoai tăng đột biến.
Tuy nhiên, hệ quả sau đó là giá trị của đồng Yên đã tiếp tục tăng mạnh nằm ngoai khả năng kiểm soát của Ngân hàng Trung Ương (BOJ). Đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế do đồng yên tăng giá quá mạnh đã thúc đẩy BOJ thực hiện hạ lãi suất điều hanh, việc này đã khiến cung tiền của BOJ ra nền kinh tế lúc này tăng mạnh chưa từng có, dòng tiền đã đổ vào thị trường nhà đất và cổ phiếu khiến chỉ số Nikkei 225 (chỉ số chứng khoán đại diện của Nhật Bản) đạt đỉnh lịch sử gần 39.000 điểm vào năm 1989.
Bong bóng tài sản đã nổ tung vào đầu năm 1990 khi BOJ quyết định nâng lãi suất điều hành và thắt chặt cho vay mua bất động sản do sức ép từ việc giá cả tài sản và hàng hóa tăng phi mã.
Giá nhà đất và cổ phiếu đã tuột dốc không phanh và các doanh nghiệp vay nợ với tài sản đảm bảo bằng bất động sản hay cổ phiếu, trái phiếu bắt đầu mất dần khả năng thanh toán, phá sản hoặc cắt giảm nhân sự số lượng lớn, và “Thập niên mất mát” của Nhật Bản bắt đầu.
Gọi là “Thập niên mất mát” nhưng thời kì đáng quên kéo dài đến hơn 15 năm, nền kinh tế Nhật Bản vừa cho những dấu hiệu hồi phục trở lại vào những năm 2006, 2007 thì lại chịu ảnh hưởng lớn từ sự sụp đổ của Bong bóng Nhà đất tại Mỹ (hệ quả của việc cho vay dưới chuẩn), với cái tên nhiều người Nhật thường hay gọi là “Lehman Shock” (Ngân hàng Lehman Brothers tại Mỹ phá sản vào năm 2008, mở đầu cho sự sụp đổ của thị trường nhà đất). Ngoài ra, đến năm 2011, thảm họa kép động đất, sóng thần tại Đông Nhật Bản (Tohoku) lại một lần nữa kéo lùi nền kinh tế đang yếu kém vừa phục hồi sau sau thời kì khó khăn.
Chủ Nghĩa Tư Bản kiểu mới - Kỳ vọng từ chinh quyền mới
Phân phối bình đẳng thu nhập, xây dựng tầng lớp trung lưu lớn mạnh và đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng là 3 trụ cột chính trong “Chủ nghĩa Tư bản Kiểu mới”, định hướng được Tân Thủ Tướng Nhật Bản Kishida Fumio xem là kim chỉ nam cho việc điều hanh nền kinh tế trong nhiệm kỳ sắp tới.
Thủ tướng Kishida cho rằng chính sách tự do mới đã tạo ra chênh lệch tầng lớp rất lớn giữa người giàu và người nghèo. Đồng thời ông cho rằng để nền kinh tế Nhật Bản có thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng thì việc phân phối lại thanh quả tăng trưởng, giúp cho đại bộ phận tầng lớp trung lưu vững mạnh, thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư cá nhân trong nước.
Theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội Nhật, tiền lương trung bình của người dân Nhật đã gần như không tăng kể từ năm 2010. Trong bối cảnh tiền lương ở Nhật Bản vẫn trì trệ và thu nhập của các hộ gia đình giảm nhẹ, ông Kishida cho rằng việc tăng mức lương cơ bản là vấn đề tối quan trọng.
Trong một hành động cứng rắn, kể từ tháng 8/2022 chính quyền ông Kishida sẽ thực hiện việc không áp dụng việc giảm thuế “Khuyến khích đầu tư phát triển” (chế độ giảm thuế cho các doanh nghiệp tích cực tái đầu tư vào hoạt động sản đầu tư sản xuất) đối với các doanh nghiệp lớn có mức tăng lương trung bình cho nhân viên dưới 3% trong năm, và 1.5% đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vẫn còn rất sớm để hiểu rõ và đánh giá sự hiệu quả của “Chủ nghĩa Tư bản Kiểu mới”, tuy nhiên, việc một Thủ tướng với phong cách cứng rắn, sẵn sàng thực hiện những cải cách khi mới vừa nhậm chức đang đem lại một niềm hy vọng lớn cho nền kinh tế Nhật Bản.
Các thách thức trong tương lai
Nhật Bản tuy sẽ đối mặt với 2 vấn đề lớn nhất trong thời gian sắp tới đó là sự già hóa dân số và thích ứng với sự toàn cầu hóa.
Dân số Nhật sẽ xuống dưới mức 90 triệu dân và quy mô dân số chỉ còn 3/4 so với hiện tại vào năm 2055. Sự suy giảm này diễn ra với tốc độ chưa từng có trên thế giới. Trong hoàn cảnh đó, việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế là vấn đề rất khó khăn.
Vấn đề thứ hai của Nhật Bản là làm thế nào để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa. Lưu lượng người, hàng hóa, tiền bạc, công nghệ và thông tin xuyên biên giới sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai. Làm thế nào để kết hợp tính năng động của việc mở rộng thị trường do toàn cầu hóa mang lại vào Nhật Bản là một vấn đề lớn trong bối cảnh Nhật Bản là quốc gia có độ mở rất cao với kim ngạch xuất nhập khẩu lớn. Việc thúc đẩy xây dựng các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp đinh Đối tác Thương mại (EPA) được dự báo sẽ là nhiệm vụ tối quan trọng trong các nhiệm kì thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản để đảm bảo thị trường xuất khẩu hàng hóa và cung ứng tài nguyên, năng lượng.
Về vấn đề nội tại của nền kinh tế, để vượt qua hai thách thức trung và dài hạn của Nhật Bản là cải cách triệt để, đổi mới nền kinh tế và toàn xã hội là sẽ là xu hướng tất yếu.
Trên đây là một số thông tin về Cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản mà Du học Aloha muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản.
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!