Quá trình hoạt động của bản thân là phần quan trọng trong sơ yếu lý lịch, giúp nhà tuyển dụng đánh giá kinh nghiệm và sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, việc trình bày nội dung này một cách rõ ràng và chuyên nghiệp không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu cách viết chính xác để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng tốt ngay từ bước đầu tiên!
Quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lý lịch là gì?
Quá trình hoạt động của bản thân là tập hợp các hoạt động, kinh nghiệm và thành tựu mà bạn đã trải qua trong suốt quá trình học tập, làm việc. Nội dung quá phần này thường được chia thành hai phần chính: quá trình hoạt động trong thời gian học tập và quá trình công tác sau khi đi làm.
Bạn cần ghi rõ các thông tin cụ thể như: thời gian (ngày, tháng, năm), công việc đảm nhiệm, nơi làm việc và chức vụ. Với những người đã có nhiều kinh nghiệm, phần này thường chi tiết và dài hơn so với sinh viên mới tốt nghiệp.
Tầm quan trọng quá trình hoạt động của bản thân
Quá trình hoạt động của bản thân đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện năng lực và kinh nghiệm làm việc. Việc trình bày chi tiết và logic không chỉ giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng mà còn tăng cơ hội được lựa chọn:
Chứng minh năng lực
Quá trình hoạt động của bạn cho nhà tuyển dụng thấy khả năng làm việc của bạn trong quá khứ. Nó cung cấp thông tin về kinh nghiệm, kỹ năng và thành tựu mà bạn đã đạt được, giúp nhà tuyển dụng đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển.
Phản ánh tính cách và giá trị
Quá trình hoạt động cũng phản ánh tính cách và giá trị của bạn. Những hoạt động mà bạn đã tham gia cũng như các dự án mà bạn đã hoàn thành cho thấy thái độ kiên trì, sự cam kết và khả năng làm việc trong đội nhóm.
Xác thực hóa thông tin
Quá trình hoạt động trong sơ yếu lý lịch giúp xác thực hóa các thông tin mà bạn đưa ra về kinh nghiệm và thành tựu của mình. Nhà tuyển dụng có thể kiểm tra và xác minh thông tin này, và nếu các thông tin được liệt kê bằng quá trình hoạt động rõ ràng, điều này sẽ tạo độ tin cậy.
Tạo ấn tượng và sự nổi bật
Quá trình hoạt động được trình bày sáng tạo và chất lượng trong sơ yếu lý lịch giúp bạn tạo được ấn tượng giữa hàng ngàn hồ sơ ứng tuyển khác. Đây là cơ hội để bạn thể hiện những thành tựu và kỹ năng đặc biệt của mình, thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng và tạo điểm cộng khi xét duyệt hồ sơ.
Cách viết quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lý lịch
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm đi làm, bạn có thể liệt kê các khoá học chính và dự án nghiên cứu mà bạn đã hoàn thành trong quá trình học tập. Không chỉ vậy, nếu bạn đã tham gia vào các câu lạc bộ, tổ chức sinh viên, hoạt động tình nguyện, hãy đề cập đến vai trò của bạn và chức vụ như thế nào khi tham gia.
Ví dụ:
- Năm 2008 - 2013 - Học sinh tiểu học trường Tiểu học [Tên trường] - Địa chỉ: [Địa chỉ trường] - Học sinh.
- Năm 2013 - 2017 - Học sinh THCS tại trường THCS [Tên trường] - Địa chỉ: : [Địa chỉ trường] - Học sinh.
- Năm 2014 - 2017- Học sinh cấp 3 trường THPT [Tên trường] - Địa chỉ: [Địa chỉ trường] - Học sinh.
- Năm 2017 - 2021 - Sinh viên trường Đại học [Tên trường] - Địa chỉ: [Địa chỉ trường] - Sinh viên.
- Năm 2018 - 2020 - Hội trưởng hội Sinh viên [Tên trường] - Địa chỉ: [Địa chỉ trường] - Chủ tịch hội.
- Năm 2020 - 2022 - Thực tập Marketing tại công ty [Tên công ty] - Địa chỉ: [Địa chỉ công ty] - Thực tập sinh viết nội dung.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Đối với người đã có kinh nghiệm làm việc
Nếu đã đi làm nhiều năm, bạn có thể liệt kê các vị trí công việc và dự án quan trọng đã làm trong suốt quá trình làm việc, mô tả công việc đảm nhận, cũng như thông tin công ty và chi tiết chức vị lúc ấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể liệt kê các khóa đào tạo và chứng chỉ đã hoàn thành trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Ví dụ:
- Năm 2019 - 2021 - Làm Kế toán viên tại Công ty [Tên công ty] - Địa chỉ: [Địa chỉ công ty] - Nhân viên.
- Năm 2020 - 2021 - Học chứng chỉ kế toán CPA - Địa chỉ: [Địa chỉ nơi học] - Học viên.
- Năm 2021 - nay: Làm phó phòng Kế toán tại Công ty [Tên công ty] - Địa chỉ: [Địa chỉ công ty] - chức vụ phó phòng ban.
Đối với cán bộ, viên chức
Đối với những cá nhân nộp đơn xin việc trong các cơ quan trực thuộc chính phủ hoặc khu vực công, phần quá trình hoạt động bản thân nên tập trung vào thời gian học tập của ứng viên, kinh nghiệm làm việc có liên quan và hoạt động tình nguyện được thực hiện cho các tổ chức dịch vụ công. Đặc biệt, ở mục quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ, công chức sẽ có hai phần riêng biệt: quá trình học tập/đào tạo và quá trình công tác.
Quá trình học tập/đào tạo: Ghi rõ thông tin về quá trình học tập từ bậc phổ thông đến đại học hoặc sau đại học. Ví dụ:
- 2015 - 2018: Học tại Trường THPT Lê Hồng Phong, hệ chính quy.
- 2019 - 2023: Học tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngành Quản trị Kinh doanh, hệ chính quy, tốt nghiệp loại Giỏi.
Quá trình công tác: Ghi cụ thể cơ quan, vị trí và thời gian làm việc. Ví dụ:
- 2023 - 2025: Làm việc tại Sở Tài chính TP. Hà Nội, chức vụ Chuyên viên.
- 2025 - nay: Công tác tại Văn phòng UBND TP. Hà Nội, chức vụ Phó phòng Hành chính.
Những lưu ý khi viết quá trình hoạt động của bản thân
Trình bày quá trình hoạt động của bản thân không cẩn thận hoặc thiếu thông tin có thể khiến hồ sơ của bạn mất điểm. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo mục này được thể hiện chính xác và chuyên nghiệp nhất:
- Đồng nhất với mục tiêu nghề nghiệp: Hãy đảm bảo quá trình hoạt động của bạn phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. Chỉ liệt kê những hoạt động và kỹ năng có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực và vị trí mà bạn muốn theo đuổi.
- Sắp xếp theo thứ tự thời gian: Thông thường, quá trình hoạt động được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ xa nhất đến hiện nay. Điều này giúp nhà tuyển dụng theo dõi sự phát triển và tiến bộ của bạn trong suốt quá trình làm việc.
- Mô tả nhiệm vụ và trách nhiệm: Trình bày một cách rõ ràng, cụ thể về nhiệm vụ và trách nhiệm mà bạn đã đảm nhận trong mỗi vị trí công việc. Điều này giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng cũng như năng lực của bạn.
- Sử dụng ngôn ngữ chính xác và rõ ràng: Sơ yếu lý lịch của bạn nên sử dụng ngôn ngữ chính xác, tránh sự phô trương và mơ hồ. Sử dụng câu ngắn gọn và rõ ràng để trình bày thông tin một cách dễ hiểu.
- Tập trung những thông tin quan trọng: Tập trung vào những hoạt động, nhiệm vụ và kỹ năng quan trọng nhất trong quá trình hoạt động của bạn. Không cần liệt kê quá nhiều chi tiết không cần thiết, hãy chỉ đưa ra những thông tin quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng quan tâm.
- Kiểm tra lại và chỉnh sửa: Trước khi nộp sơ yếu lý lịch, hãy kiểm tra lại xem có lỗi chính tả, ngữ pháp hay sai sót nào không, để đảm bảo rằng quá trình hoạt động của bạn được viết một cách chính xác và rõ ràng nhất.
Với những lưu ý và ví dụ về cách viết quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lý lịch, Việc Làm 24h hy vọng bạn sẽ có thể tạo ra một hồ sơ ấn tượng và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Hãy tự tin và chính xác trong việc trình bày kinh nghiệm và thành tựu của mình. Chúc bạn thành công trong việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới! Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác cùng các cơ hội làm việc hấp dẫn tại Việc Làm 24h nhé!
Xem thêm: Bí kíp giúp ảnh CV chuyên nghiệp gây ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng