Ngoài việc nấu cơm, nồi cơm điện cũng có thể được sử dụng để nấu món xôi mặn thơm ngon. Hôm nay, Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ hướng dẫn cho bạn đọc cách nấu xôi mặn bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà qua bài viết chi tiết sau đây!
Nấu xôi mặn bằng nồi cơm điện
Khác với món xôi ngọt thuần chay được nấu từ các nguyên liệu thực vật như đậu đen, lạc, hạt sen,...thì xôi mặn lại là sự kết hợp giữa xôi trắng với các thực phẩm giàu protein và chất béo động vật.
Xôi mặn là món ăn rất được ưa chuộng trong các bữa cơm gia đình
Cụ thể, bạn sẽ dùng thịt gà, trứng, thịt lợn để nhân xôi hoặc trộn lẫn với xôi, tạo nên hương vị mặn ngon, béo ngậy. Xôi mặn thập cẩm vừa có vị bùi của gạo nếp, vừa có vị mặn, béo của thịt, trứng rất hấp dẫn vị giác. Đây là món ăn rất được ưa chuộng trong các bữa cơm gia đình.
- Nếp hương: 500gr
- Đậu phộng (Lạc): 50gr
- Lạp xưởng: 2 cây (có thể thay thế bằng xúc xích)
- Trứng cút: 10 quả
- Củ cải muối: 1 củ
- Thịt heo: 500gr
- Tôm khô: 30gr
- Chả lụa: 200gr
- Hành phi: 50gr
- Chà bông (ruốc): 50gr
- Dầu ăn: 1 muỗng cà phê
- Gia vị: muối, tiêu, đường, hạt nêm,...
Lưu ý: Tùy theo khẩu vị và sở thích của bản thân, hoặc gia đình mà bạn có thể linh hoạt điều chỉnh các loại topping phù hợp.
>>>Xem thêm: Cách nấu gạo lứt thơm ngon bằng nồi cơm điện siêu đơn giản
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm gạo nếp
Để chuẩn bị gạo nếp nấu xôi, đầu tiên cần làm sạch gạo nếp. Cụ thể, bạn cần nhặt bỏ hết các hạt sạn, hạt hỏng ra. Sau đó, dùng tay vo nhẹ gạo nếp để loại bỏ bụi bẩn. Tiếp theo, ngâm trong nước lạnh từ 6 - 8 tiếng hoặc nước ấm từ 4 - 5 tiếng để gạo nếp có thể ngậm đủ nước và phồng lên. Như vậy thì khi nấu, gạo nếp mới nở mềm, dẻo và đều hơn so với gạo khô.
Ngâm gạo nếp đã vo trong nước lạnh từ 6 - 8 tiếng
- Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Đầu tiên, đậu phộng đem đi rửa sạch rồi ngâm trong nước trong khoảng 30 phút để làm cho hạt đậu nở đều. Sau đó, luộc đậu đã ngâm xong trong nước pha muối và chờ cho đến khi chín thì vớt ra và để ráo nước.
Đậu phộng đem đi rửa sạch rồi ngâm trong nước khoảng 30 phút
Tiếp theo, tiến hành sơ chế các nguyên liệu còn lại. Đối với tôm khô, bạn ngâm tôm trong nước ấm cho đến khi tôm mềm, sau đó vớt ra để ráo. Tương tự với thịt heo, sau khi rửa sạch thì ướp thịt với muối, đường, tỏi, ớt, và để nghỉ trong khoảng 15 phút để thịt ngấm hết gia vị.
Ngâm tôm khô trong nước ấm cho đến khi tôm mềm
Kế tiếp bạn bắt đầu bào vỏ cà rốt và thái sợi vừa ăn. Với hành thì nhặt bỏ rễ, rửa sạch và cắt khúc ngắn vừa ăn. Sau đó, bạn lột vỏ tỏi, cắt bỏ cuống ớt và băm nhuyễn chúng ra. Những thao tác này sẽ giúp các bước nấu ăn tiếp theo, sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Cuối cùng, bạn tiến hành thái lạp xưởng thành lát mỏng, còn chả lụa và củ cải muối thì sẽ xắt thành từng sợi vừa ăn. Đồng thời, cũng nên lưu ý rửa sạch củ cải để giảm mặn trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
Thái lạp xưởng thành lát mỏng vừa ăn
Bước 2: Nấu xôi
Sau khi ngâm gạo nếp và để ráo, bạn cho vào gạo 1/2 thìa cà phê muối rồi xóc đều lên. Để xôi được đậm vị, nên để cho gạo nghỉ trong 30 - 60 phút. Sau nửa giờ kể từ khi cho gạo nghỉ, bạn sẽ bắt đầu cho gạo vào nồi cơm điện và đổ nước xâm xấp mặt gạo. Tiếp đến, dùng muỗng đào những lỗ nhỏ trên bề mặt gạo, để xôi có thể nở đều và thơm ngon hơn.
Bắt đầu nấu xôi bằng nồi cơm điện
Để bắt đầu nấu xôi, bạn ấn nút Nấu (Cook). Khi nồi cơm điện chuyển sang chế độ Giữ ấm (Warm), thì cho đậu phộng đã luộc chín vào và tiếp tục nấu thêm trong khoảng 5 - 10 phút để xôi và hạt hoà quyện với nhau. Nếu muốn xôi thơm béo hơn, bạn cũng có thể thêm nửa chén nước cốt dừa ở bước này.
Bước 3: Chế biến nhân mặn
Để hoàn thiện món xôi thập cẩm, bạn tiếp tục chuẩn bị chảo và đặt lên bếp sau đó cho thêm dầu ăn. Tiếp đến cho vào tỏi băm phi thơm lên, khi tỏi chuyển sang màu vàng thì đổ thịt heo đã sơ chế vào xào sơ cho đến khi săn lại. Khi thịt chín, bạn trút ra đĩa và để sang một bên.
Xào thịt heo cho đến khi săn lại
Đối với trứng cút, thì hãy luộc cùng với 1 muỗng cà phê muối trong khoảng 6 - 7 phút. Khi luộc xong, bạn thả chúng vào một thau nước lạnh chuẩn bị sẵn để dễ bóc vỏ. Bạn có thể dùng trứng nguyên cả quả hoặc cắt làm đôi nếu muốn trang trí món ăn thêm phần đẹp mắt.
Luộc trứng cút trong khoảng 6 - 7 phút
Để làm mỡ hành, bạn hãy trộn hành lá đã thái nhuyễn cùng với muối, đường và đổ dầu nóng già vào. Khi thêm mỡ hành, xôi mặn sẽ trở nên thơm ngon hơn với hương vị đặc trưng của hành.
Cho dầu ăn vào chảo, và chiên lạp xưởng đến khi hơi cháy cạnh. Tiếp theo, dùng chảo đã chiên lạp xưởng để xào sơ các nguyên liệu còn lại để chúng ngấm đều gia vị. Sau khi phi thơm tỏi, cho tôm khô, cà rốt và củ cải vào và đảo đều trong vài phút. Bạn có thể nêm nếm với nước tương, đường, hạt nêm cho vừa miệng và sau đó múc ra để riêng.
Chiên lạp xưởng với các nguyên liệu khác
Bước 4: Hoàn thành
Sau khi đã hoàn thành xong phần xôi và nguyên liệu, bạn bắt đầu xới xôi ra đĩa rồi rưới mỡ hành. Xếp lạp xưởng, tôm khô, chả lụa, và các loại topping khác lên trên mặt xôi sao cho đẹp mắt. Cuối cùng, bạn thêm chà bông (ruốc) và hành phi để làm món ăn thêm hấp dẫn. Tùy theo khẩu vị, mà bạn có thể ăn xôi cùng với nước tương và ớt.
Thành phẩm
- Gạo nếp: 300gr
- Gà nhỏ: 1/2 con
- Lạp xưởng: 2 cây
- Trứng gà: 2 quả
- Gia vị: muối, tiêu, đường, hạt nêm,...
Lưu ý: Tùy theo khẩu phần ăn của gia đình, mà bạn có thể thêm hoặc bớt nguyên liệu sao cho phù hợp.
>>>Xem thêm: Cách luộc gà bằng nồi cơm điện tại nhà
Bước 1: Tiến hành ngâm nếp qua đêm với một chút muối, sau đó đổ nếp ra để ráo rồi đem đi nấu xôi.
Bước 2: Bạn có thể sử dụng đùi gà hoặc ức gà để chế biến món này. Ướp gà với nước mắm, muối, hạt nêm và xì dầu rồi để 30 phút cho gà thấm gia vị.
Bước 3: Cho phần nếp đã ngâm và để ráo vào nồi cơm điện để nấu xôi.
Bước 4: Bắc chảo cho thịt gà nấu trên lửa nhỏ, sau khi hỗn hợp gia vị sôi và bắt đầu sệt lại, bạn có thể sử dụng đũa để xé nhỏ lửa thịt gà ra rồi tiếp tục nấu cho đến khi gia vị thấm đều vào thịt gà.
Cách chế biến xôi mặn gà xé
Bước 5: Luộc sơ lạp xưởng, rồi cắt hạt lựu. Đánh trứng tan ra, đổ vào chảo chiên lên và thái thành từng sợi vừa ăn.
Bước 6: Bắc chảo lên, cho dầu ăn vào. Chờ đến khi chảo nóng, cho tỏi vào phi thơm rồi bỏ lạp xưởng và thịt gà đảo đều và nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.
Bước 7: Khi đã chuẩn bị xong, cho xôi ra đĩa rồi rải lạp xưởng, trứng, hành phi lên trên bề mặt. Bạn có thể dùng thêm với tương ớt, hoặc nước tương để có trải nghiệm tốt nhất.
Xôi mặn là sự kết hợp hài hoà giữa nhiều hương vị khác nhau, có chút béo ngậy từ mỡ hành và tôm khô, vị ngọt nhẹ từ lạp xưởng cũng như vị ngậy bùi từ trứng cút,... Tất cả cùng tạo nên một thực đơn hoàn hảo mà ai ăn vào từ thế hệ trẻ nhỏ đến người già, cũng sẽ không bao giờ quên được.
Với công thức cách nấu xôi mặn đơn giản bằng nồi cơm điện, bạn có thể dễ dàng tự tay chế biến ngay tại nhà. Ngoài ra, nếu muốn thay đổi vị, bạn cũng có thể làm các loại xôi mặn khác hoặc chay với cách nấu tương tự kết hợp với đỗ, nấm, cà rốt xào mặn để có thêm sự đa dạng trong thực đơn.
Trên đây là bài viết ‘’Hướng dẫn cách nấu xôi mặn bằng nồi cơm điện đơn giản và thơm ngon tại nhà’’, mà bạn có thể tham khảo thêm. Hy vọng với công thức này, bạn có thể thực hiện thành công món ăn thơm ngon này với các bước cực kỳ đơn giản ngay tại nhà.
Tham khảo thêm các loại nồi cơm điện đang bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn: