Mình đang muốn tìm kiếm người “hoàn hảo” hơn?
Điều quan trọng là phải hiểu điều này, bởi vì tất cả chúng ta đều có những kỳ vọng cao. Đôi khi, những kỳ vọng không thực tế này có thể bóp méo thực tế hoặc làm hỏng một mối quan hệ lành mạnh.
Trong bất kỳ mối quan hệ nào, không phải mọi kỳ vọng của chúng ta đều có thể được đáp ứng một cách hoàn hảo. Khi không đạt được gì từ đối phương, chúng ta có thể cảm thấy thất vọng và điều này khiến chúng ta cảm thấy chán nản rồi bắt đầu có xu hướng phán xét hoặc đổ lỗi cho người khác.
Nhưng bạn phải tự hỏi lại mình rằng điều bạn kỳ vọng ấy có phi thực tế không? Nếu nó phi thực tế thì cần phải loại bỏ những suy nghĩ này ngay, vì những lý tưởng hóa phi thực tế này sẽ làm hỏng một mối quan hệ.
Mối quan hệ của mình có lành mạnh không?
Suy nghĩ về việc kết thúc một mối quan hệ có thể được gây ra do cảm giác không vui tăng lên theo thời gian.
Những cảm giác, cảm xúc, đau khổ trong một thời gian dài có thể khiến bạn nhìn mọi thứ không rõ ràng và không biết rằng mình đang ở trong một mối quan hệ không lành mạnh.
Bạn có thể đã không nhận ra những dấu hiệu của sự lạm dụng, thao túng, dối trá hoặc ngược đãi,... Nếu bạn đang có một mối quan hệ không lành mạnh, bạn cần kết thúc nó càng sớm càng tốt.
Trường hợp này có quá căng thẳng để đưa ra quyết định dừng lại không?
Khi đôi bên xảy ra vấn đề, chúng ta dễ dàng bị cảm xúc chi phối và dẫn đến những quyết định sai lầm về sau.
Điều quan trọng là bạn cần phải bình tĩnh để xem xét rằng trường hợp này có căng thẳng tới mức phải đưa ra lời chia tay hay không.
Mình có còn là chính mình?
Đây cũng là một khía cạnh bạn cần quan tâm và đặt câu hỏi. Khá nhiều người khi yêu đã mù quáng và đánh mất chính mình.
Đánh mất chính mình ở đây là đánh mất thói quen, sở thích, nhu cầu… của mình để thay đổi theo đối phương. Có người vì quá yêu mà họ đánh mất bản thân mình lúc nào không hay biết.
Vì vậy, trước khi muốn kết thúc mối quan hệ của mình, hãy tự hỏi bản thân bạn có còn là chính mình nữa hay không. Khi tình yêu kết thúc, bạn có thay đổi bản thân mình, thay đổi thói quen, sở thích,… trước đây của mình hay không.
Mình sẽ không hối hận chứ?
Chúng ta đã được dạy phải đặc biệt chú ý đến ý kiến của người khác về các khía cạnh cá nhân trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, bạn mới là người đưa ra quyết định.
Khi bạn và người ấy xảy ra vấn đề, có thể một người bạn nói với bạn rằng mối quan hệ này không tốt nên chia tay. Mặt khác, một thành viên trong gia đình bạn có thể nói rằng bạn nên tha thứ,…
Tất cả những ý kiến này và hơn thế nữa có thể có ảnh hưởng lớn đến bạn trong thời điểm đưa ra quyết định của mình.
Do đó, điều bắt buộc là bạn phải hiểu rõ ràng và hình dung ra những gì bạn muốn. Đừng để ý kiến của người khác gây ra một kết quả khác.