Chất lượng xe máy có tốt đến bao nhiêu hay giá có đắt đỏ đến bao nhiêu thì vẫn hoàn toàn có thể bị hỏng hóc. Bởi sự hao mòn qua thời gian và thói quen sử dụng không đúng cách của bản thân. Do vậy, hôm nay khangthinh.vn sẽ gởi đến các bạn bài viết về các bộ phận xe máy dễ hư hỏng nhất không phải ai cũng biết.
Hãy theo dõi ngay nội dung sau đây để xem mình có gặp phải những trường hợp này không nhé.
Những bộ phận xe máy dễ bị hư hỏng
Theo nhận xét của các nhân viên sửa chữa, hầu hết các loại xe máy hiện nay đều được sản xuất với công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện sử dụng nên rất bền bỉ. Tuy nhiên, không vì thế mà người dùng quên đi việc thường xuyên bảo dưỡng, chăm sóc chiếc xe của mình. Hãy chú ý đến các bộ phận dễ hư hỏng trên xe máy sau đây để có thêm kinh nghiệm khi sử dụng xe máy:
1. Bộ phận đánh lửa của xe máy (bugi)
Bugi xe máy là bộ phận đánh lửa bằng điện nhằm đốt cháy hỗn hợp khí (gồm xăng và không khí) ở trong buồng đốt, tạo ra năng lượng giúp động cơ hoạt động. Khi xe máy có dấu hiệu khó nổ hoặc không thể nổ máy thì đây là bộ phận cần được kiểm tra đầu tiên.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho bugi không thể hoạt động bình thường như: Bugi quá cũ, bị ướt, bị bám bụi bẩn. Theo đó, người dùng cần kiểm tra bugi ngay khi xe máy có dấu hiệu nêu trên. Nếu bugi bị hư hỏng hay đã sử dụng lâu ngày thì nên thay thế mới.
2. Bộ ly hợp (bộ côn) xe máy
Bộ ly hợp xe máy (hay còn gọi là bộ côn) là bộ phận quan trọng tham gia vào quá trình vận hành của xe máy. Bộ phận này có nhiệm vụ ngắt, truyền động từ động cơ đến bánh xe, giúp xe hoạt động theo ý muốn của người lái một cách thuận tiện nhất.
Khi xe máy có các dấu hiệu như xe khó vào số, xe chạy yếu và hao xăng, xe nhả khói đen, phát ra tiếng ồn ở động cơ,… thì rất có thể bộ ly hợp của xe máy đang gặp vấn đề.
Đây là bộ phận mà người dùng cần được quan tâm bởi độ phức tạp và quan trọng của nó đối với hoạt động của xe máy. Theo khuyến cáo của các chuyên viên kỹ thuật, người sử dụng xe máy cần đưa xe đến cơ sở sửa chữa để kiểm tra, thay thế mới bộ ly hợp sau khi đã di chuyển được khoảng 50.000 km.
3. Hệ thống điện trên xe máy
Hệ thống điện trên xe máy gồm bộ phát, máy phát, ắc quy. Hệ thống điện của xe máy cũng rất dễ hư hỏng nếu người lái xe không thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng. Hoặc do người dùng đã sử dụng xe máy sai cách.
Việc thiếu quan tâm bảo trì hệ thống điện sẽ làm giảm khả năng nhận - phát điện. Là nguyên nhân làm cho xe máy khó có thể đề nổ máy do các bộ phận tiếp xúc lâu ngày bị ô xi hoá. Ngoài ra, do thói quen giữ đề nổ quá lâu làm cho hệ thống điện bị chập mạch hay để bình ắc quy luôn trong tình trạng cạn kiệt điện cũng là những lý do khiến đây là bộ phận dễ hư hỏng của xe máy.
Hãy thường xuyên chú ý đến hệ thống điện trên xe máy nếu xe xuất hiện các dấu hiệu như khó đề nổ máy, đèn và còi xe không hoạt động. Để kịp thời kiểm tra, sạc bình cho ắc quy hoặc sửa chữa, thay thế mới hệ thống điện trên xe máy.
4. Bộ truyền động của xe máy
Bộ truyền động của xe máy bao gồm dây cu roa, nhông, xích (sên), đĩa và các bộ phận khác. Đây là bộ phận ít được quan tâm bởi chúng được thiết kế khá kín. Chỉ khi xuất hiện các dấu hiệu như âm thanh va đập vào ốp chắn xích do xích bị rão hay xe không thể di chuyển. Lúc đó, người dùng mới nhận ra bộ truyền động của xe máy đang gặp vấn đề.
Để xe máy luôn được vận hành ở tình trạng tốt nhất và đảm bảo an toàn, người lái xe cần thường xuyên đưa xe máy đi kiểm tra độ căng của xích, độ khô và độ mòn của các bộ phận truyền động. Để từ đó ta có thể điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay mới nếu cần thiết.
5. Các chi tiết bên trong của máy xe
Sự ma sát giữa các bộ phận bên trong máy xe qua quá trình hoạt động của xe máy sẽ làm bào mòn đi các chi tiết cơ khí. Điều này sẽ dễ làm cho chiếc xe máy bị hư hỏng nếu bạn chủ quan trong việc bảo dưỡng xe.
Dầu nhớt là yếu tố quan trọng giúp hạn chế sự ma sát, giúp cho các chi tiết máy được hoạt động một cách trơn tru. Đồng thời giúp nâng cao tuổi thọ của các bộ phận bên trong máy xe.
Vì thế, người dùng cần thường xuyên thay dầu nhớt cho xe máy. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, xe máy cần được thay nhớt mới với mỗi 1.000 km đến 1.500 km để nâng cao hiệu quả hoạt động và độ bền bỉ của xe.
6. Bộ phận phanh xe
Phanh xe máy là bộ phận quan trọng, giúp đảm bảo sự an toàn cho người lái xe. Độ mòn của má phanh tỉ lệ thuận với thời gian và mức độ sử dụng xe máy. Khi người điều khiển xe máy cảm nhận được phanh xe không “ăn” hoặc nghiêm trọng hơn là bị bó phanh, kẹt phanh. Thì đó là lúc cần kiểm tra bộ phận phanh xe.
Trường hợp phanh bị lờn, người dùng có thể tự điều chỉnh bằng cách kéo cần phanh và siết lại ốc để tăng độ nhạy của phanh. Riêng việc thay thế má phanh, các khuyến cáo về quãng đường lúc nào cần thay thế má phanh có thể chưa chính xác.
Bởi nếu bạn là người thường di chuyển với tốc độ nhanh, việc sử dụng phanh xe nhiều sẽ làm má phanh bị mòn nhanh hơn. Vì vậy hãy thay thế má phanh khi đã quá mòn để đảm bảo an toàn, tránh những rủi ro không đáng có.
7. Các bộ phận bên ngoài của xe máy
Các bộ phận xe máy dễ hư hỏng nhất có thể kể đến như vỏ xe, lốp xe, lọc gió, đèn xe. Bởi đây là các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, bị các tác động của môi trường, địa hình. Vì vậy việc dễ bị hư hỏng là thường xuyên.
Các bộ phận bên ngoài có tác dụng đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, tiết kiệm nhiên liệu và giúp bảo vệ các bộ phận bên trong. Vì thế, các bộ phận này đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi sử dụng xe máy.
Với các ưu điểm như không quá khó để nhận biết được độ hư hỏng, việc sửa chữa cũng đơn giản và ít tốn tiền hơn. Người dùng cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận nêu trên để xe máy luôn được vận hành tốt nhất.
Khắc phục vấn đề dễ hư hỏng của các bộ phận trên xe máy như thế nào?
Việc khắc phục vấn đề dễ hư hỏng của các bộ phận trên xe máy hoàn toàn không hề khó như nhiều người nghĩ. Việc đầu tiên mà người sử dụng xe máy luôn cần nhớ đó chính là thường xuyên vệ sinh, chăm sóc, bảo dưỡng chiếc xe máy của mình, bởi “của bền tại người”.
Đồng thời, quá trình sử dụng xe nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như các âm thanh lạ phát ra từ xe hoặc các dấu hiệu xe không hoạt động bình thường. Người dùng cần đưa xe đến ngay các cửa hàng xe máy để được hỗ trợ kiểm tra, sửa chữa.
Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chiếc xe máy của mình được chăm sóc tận tình, chu đáo. Hãy tìm đến những cơ sở bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa xe máy uy tín để tránh tình trạng bị “luộc” hoặc đánh tráo các bộ phận xe. Hay lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết của khách hàng để nghiêm trọng hoá mức độ hư hỏng của xe nhằm kiếm thêm lợi nhuận.
- Trung tâm bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa xe máy KHANG THỊNH là cơ sở sửa chữa xe máy uy tín với hơn 10 năm hoạt động.
- Cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và tay nghề cao sẽ giúp bạn kiểm tra, sửa chữa một cách nhanh chóng, tiết kiệm, hiệu quả nhất.
- Mọi nhu cầu sửa chữa xe và mua phụ tùng xe máy chính hãng xin liên hệ với KHANG THỊNH qua số điện thoại: 02422 119 119 hoặc đến ngay địa chỉ: Số 284 Phố Vọng - Thanh Xuân - Hà Nội để được hỗ trợ.
- Trung tâm bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa xe máy KHANG THỊNH hân hạnh được phục vụ quý khách.
Trên đây là bài viết các bộ phận xe máy dễ hư hỏng nhất mà khangthinh.com.vn đã chia sẻ. Hy vọng qua bài viết này, người đọc sẽ có thêm những thông tin cần thiết để quá trình sử dụng xe máy luôn được thuận lợi, an toàn.
Khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm xe máy Suzuki xin liên hệ: Cửa hàng xe máy Suzuki 3S Khang Thịnh
- Địa chỉ: Số 284 - Phố Vọng - Phường Phương Liệt - Quận Thanh xuân - TP. Hà Nội
- Hotline: 02422 119 119
- Thời gian làm việc: 8h - 17h30 tất cả các ngày trong tuần.