Đối với mỗi sinh viên khi đang ngồi trên ghế giảng đường đại học thì không còn xa lạ với các bài tiểu luận. Bài tiểu luận được trình bày dưới dạng văn bản để nghiên cứu về một chủ đề nào đó.
Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này và các nội dung liên quan thông qua bài viết Tiểu luận là gì?
Tiểu luận là gì?
Tiểu luận là một bài viết được trình bày dưới dạng văn bản nhằm trình bày một nghiên cứu, một quan điểm, một khám phá nào đó về một chủ đề mà người viết đang muốn trình bày.
Tiểu luận thường được áp dụng đối với các sinh viên đại học, sinh viên sẽ lựa chọn những chủ đề có sẵn hoặc là tự tìm chủ đề của mình, tìm hiểu nghiên cứu và trình bày bằng văn bản sau đó nộp lại cho giảng viên của mình.
Tiểu luận thường có độ dài khoảng 5-25 trang, tùy vào quy định của trường hoặc của giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học. Tiểu luận tốt nghiệp thì thường sẽ dài hơn, khoảng 30 - 50 trang tùy theo yêu cầu.
Nội dung của bài tiểu luận là trình bày vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả mới mà người viết phát hiện được, hay ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết. Bài tiểu luận thường phải nêu được những quan điểm, hướng giải quyết vấn đề của người viết. Người viết có những quan điểm và lập luận bảo vệ cho những quan điểm của mình thuyết phục, có những phương hướng giải quyết có tính khả thi, đồng thời có sự đầu tư về thời gian nghiên cứu thì bài tiểu luận được đánh giá cao và thuyết phục người chấm.
Quy định chung về trình bày tiểu luận phải theo những quy chuẩn chung về kích cỡ chữ, tiêu đề, khoảng cách giữa các dòng, kiểu chữ, canh lề, trình bày lời cảm ơn, trích dẫn, ghi chú, tài liệu tham khảo…
Cách chọn đề tài tiểu luận
Viết bài tiểu luận là một quá trình để chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin tài liệu liên quan đến vấn đề đó, chúng ta phải đầu tư công sức và tri thức của mình, do đó, để có thể hứng thú say mê cũng như mang lại một bài tiểu luận có giá trị thì chúng ta cần phải cố cố gắng tìm một chủ đề trong lĩnh vực mà chúng ta cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu, bên cạnh đó đề tài trước giờ chưa được nghiên cứu kỹ càng. Việc tìm những đề tài mới và hay giúp bạn khám phá những kiến thức mới và có thể mang đến có người chấm sự hứng thú và có thể họ sẽ đánh giá cao sự mới mẻ của đề tài.
Hướng dẫn các bước để thực hiện bài tiểu luận
Để thực hiện một bài tiểu luận chúng ta cần thực hiện những bước như sau:
+ Nghiên cứu
Nghiên cứu là công việc tiên quyết khi chúng ta làm tiểu luận. Sau khi định hình xong hướng đi cho chủ đề nghiên cứu của mình lập luận, ý tưởng trong luận văn của mình, bạn nên dành thời gian để tìm kiếm sách, bài báo và các tài liệu khác liên quan đến chủ đề của mình. Các tài liệu có thể được tìm hiểu qua các internet hoặc sách, báo…
+ Lập luận trong bài tiểu luận
Bài tiểu luận là sự trình bày những quan điểm của người viết đối với chủ đề lựa chọn. Vì vậy để có tính thuyết phục và lôi cuốn thì lập luận chính là rất quan trọng.Việc sắp xếp các ý tưởng và lập luận trong bài là điều quan trọng. Những lập luận của bạn cần được sắp xếp để tạo nên sự logic cho người đọc. Các nguồn thông tin cần được sử dụng hợp lý. Một điều cần nên lưu ý đối với việc lập luận trong bài tiểu luận là không nên lan man vào nhiều vấn đề hoặc quá tập trung vào một chủ điểm mà không đưa ra cái nhìn tổng quát cho cả chủ đề.
+ Tài liệu tham khảo và mục lục
Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, nếu bạn sử dụng bất kỳ tài liệu nào trong luận văn của mình, chúng ta sẽ cần ghi lại nguồn tài liệu đó ở phần cuối bài. Và để tránh sự nhầm lẫn và thiếu sót trong việc ghi nguồn tài liệu, bạn nên ghi lại tại thời điểm đó luôn nếu bạn sử dụng chúng trong bài. Ghi chú là tất cả những thông tin cần thiết về sách, bài báo và các tài liệu khác bạn sử dụng để viết, và phải ghi đầy đủ những thông tin liên quan đến nguồn đó như: tên tác giả, tên bài viết, nhà xuất bản, ngày xuất bản, trang tham khảo. Việc ghi chú này sẽ giúp bạn rất nhiều nếu lần sau bạn muốn tìm lại những thông tin này và cũng để thể hiện việc tôn trọng bản quyền của những nguồn thông tin đó.
+ Cách trình bày bài tiểu luận
Đối với người chấm điểm, format cũng như sự trình bày bài đều được đưa ra xem xét. Vì thế bạn nên để ý đến những chuyện như căn lề, chính tả, cách dòng, font, đầu bài, cách trình diễn bảng biểu, đồ thị. Trong suốt quá trình với rất nhiều thông tin, bài tiểu luận của chúng ta có thể chưa thống nhất về format, cỡ chữ có thẻ không đồng đều, chuyển font và căn chỉnh lề khác nhau qua mỗi khổ. Chúng ta nên để ý đến việc trích đoạn tư những nhà nghiên cứu khác vì nó có cần có những quy tắc riêng trong việc đưa những thông tin này vào bài.
Thông thường phần bố cục trình bày thường được dựa trên yêu cầu của người giao bài tiểu luận, chúng ta cần phải tuân theo những yêu cầu cụ thể đó. Tuy nhiên nếu không có yêu cầu về phần trình bày thì bạn có thể tham khảo theo quy định về cách trình bày văn bản thường được sử dụng rộng rãi.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Tiểu luận là gì? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.