Nguyên tắc chung của việc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
- Ưu điểm của sóng vô tuyến: ưu điểm lớn nhất của sóng vô tuyến là khả năng truyền truyền tín hiệu ở khoảng cách xa. Sóng vô tuyến có thể lan truyền mọi nơi trong không gian khí quyển thông qua hệ thống trạm thu phát và không cần sử dụng tới dây dẫn tín hiệu.
- Quy trình chung để truyền các thông tin hình ảnh, âm thanh,... thông qua sóng vô tuyến điện:
- Chuyển đổi thông tin có nhu cầu gửi đi thành các dao động điện. Các dao động điện này có đặc điểm chung là tần số thấp nên được gọi là tín hiệu âm tần hoặc thị tần. Tuy nhiên, tín hiệu này không thể truyền đi ở khoảng cách xa do năng lượng rất nhỏ.
- Sử dụng sóng điện từ có tần số cao (hay cao tần), sóng điện từ này được gọi là sóng mang với mục đích truyền tín hiệu đi xa.
- Để sóng mang có thể truyền tải được thông tin của âm tần, người ta trộn sóng âm tần (sóng mang thông tin cần truyền tải) với sóng mang, công việc này gọi là là biến điệu sóng điện từ (các yếu tố có thể biến điệu bao gồm: biên độ, biến điệu tần số hoặc biến điệu pha). Trong phương pháp biến điệu biên độ: sóng âm tần có tần số là f, sóng mang có tần số là f0 thì sóng biến điệu (là sóng sau khi trộn) sẽ có tần số là f0 (để đảm bảo khả năng truyền được đi xa) nhưng biên độ lại biến thiên theo theo tần số f(tần số của thông tin cần truyền đi)
- Sử dụng anten để thu và phát sóng.
- Tại trạm thu nhận tín hiệu, người ta phải tách sóng mang và sóng âm tần rồi đưa lại sóng âm tần trở thành thông tin cần truyền tải.
Tham khảo ngay bộ tài liệu độc quyền của VUIHOC ôn tập kiến thức và tổng hợp phương pháp giải mọi dạng bài tập trong đề thi THPT Quốc gia môn Vật Lý
Sơ đồ đơn giản của hệ thống thu phát tín hiệu
Thế thống thu phát tín hiệu cơ bản bao gồm các thành phần sau:
Hệ thống phát thanh
- Micro (ống nói): thiết bị biến âm thanh trở thành dao động điện âm tần
- Máy phát dao động cao tần: sử dụng để tạo ra dao động cao tần (hay sóng mang)
- Biến điệu: được sử dụng để trộn sóng mang với sóng âm tần
- Khuếch đại cao tần: được sử dụng để gia tăng công suất (cường độ) của cao tần
- Anten phát: phát sóng trộn ra ngoài không gian.
Hệ thống thu thanh
- Anten thu: thu sóng trộn được phát từ hệ thống phát thanh.
- Chọn sóng: sử dụng 1 mạch dao động LC, dựa trên hiện tượng cộng hưởng để lựa chọn sóng có tần số mong muốn (Phải sử dụng hệ thống chọn sóng do trong không gian có rất nhiều loại sóng khác nhau và anten thu tất cả các sóng đó nên cần phải chọn sóng, sau đó chỉnh tần số đến tần số của đài mình muốn nghe)
- Tách sóng: tách sóng âm tần ra khỏi sóng trộn
- Khuếch đại âm tần: tăng cường độ (công suất) của âm tần.
- Loa: biến dao động âm tần thành âm thanh.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về nguyên tắc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến trong chương trình Vật Lý 12. Để tham khảo thêm các kiến thức phục vụ ôn thi THPT môn Vật Lý cũng như kiến thức các môn khác, các em học sinh có thể tham khảo tại website vuihoc.vn Chúc các em đạt kết quả tốt trong các kỳ thi sắp tới.
Bài viết tham khảo thêm:
Lý thuyết về sóng điện từ
Lý thuyết về tán sắc ánh sáng