Khi chọn học quản trị kinh doanh, người học cần giải đáp các vấn đề như mình có yêu thích lĩnh vực này không, ngành này học về cái gì, đơn vị đào tạo uy tín, cơ hội việc làm thế nào,… Và hơn hết là vì sao chọn ngành Quản trị kinh doanh. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn biết 9 lý do nên theo học Quản trị kinh doanh. Đừng bỏ lỡ nhé!
1. Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh (QTKD) là việc thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh, có thể là của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Bao gồm công việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh và các lĩnh vực liên quan như tài chính, kế toán, tiếp thị,…
Một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả rất cần ngành Quản trị kinh doanh “vào cuộc” nhằm tối ưu hóa hệ thống vận hành, tăng nguồn thu và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Theo nhiều diễn đàn về kinh tế, kinh doanh, tài chính và ngân hàng là 3 lĩnh vực có tỷ lệ thiếu hụt nhân sự cao nhất trong năm 2022. Điều đó cho thấy, sức nóng của ngành Quản trị kinh doanh đối với xã hội vẫn còn rất lớn, rất cần nguồn nhân lực dồi dào, đảm bảo về kỹ năng mềm, chuyên môn và các năng lực khác.
Với những phân tích trên, câu hỏi đặt ra là: “Vì sao chọn ngành Quản trị kinh doanh?” Câu trả lời sẽ có ngay bên dưới.
Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh cần học những môn gì?
2. Vì sao chọn ngành quản trị kinh doanh?
Có 9 lý do khiến thí sinh lựa chọn theo học ngành Quản trị kinh doanh ngay từ lúc lựa chọn chuyên ngành. Cụ thể đó là:
2.1 Cơ hội việc làm rất lớn sau tốt nghiệp
Tính đến hết năm 2021, nước ta đã có gần 860.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Năm 2022, cả nước có thêm 148.500 doanh nghiệp mới thành lập. Đặc biệt, với dân số gần 100 triệu người như Việt Nam, ước tính bình quân cứ 116 người dân thì có 1 doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ rằng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh rất lớn, không lo thất nghiệp hay tìm việc trái ngành.
2.2 Được phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng
Người học QTKD thường có tư duy tổng hợp, toàn diện về tất cả các vấn đề của một doanh nghiệp. Chẳng hạn như:
- Các kỹ năng mềm: Cách giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy logic,…
- Kiến thức cơ sở: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, quản trị học, marketing cơ bản, tài chính tiền tệ, kinh doanh quốc tế,…
- Kiến thức chuyên ngành: Quản trị marketing, quản trị dự án đầu tư, quản trị nhân lực, quản trị tài chính, quản trị chiến lược, hệ thống thông tin, kế toán, kiểm toán, thương mại điện tử,…
Xem thêm: Danh sách các trường có ngành quản trị kinh doanh
2.3 Quản trị kinh doanh là ngành hội nhập quốc tế cao
Với sự phát triển của nền kinh tế toàn câu, QTKD là ngành học hiện đại, dễ dàng hội nhập quốc tế. Có thể kể đến một số vị trí phổ biến trong nền kinh tế thị trường như
CEO (Giám đốc điều hành), CPO (Giám đốc sản xuất), COO (Giám đốc kinh doanh), CFO (Giám đốc tài chính),…
2.4 Quản trị kinh doanh là chuyên ngành năng động
Sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD có thể làm việc ở bất cứ đâu, từ công ty nhỏ đến công ty lớn với chiến lược định hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Hơn nữa, người học QTKD có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong một doanh nghiệp như nhân viên, quản lý, trưởng phòng, giám đốc,…
2.4 Ngàng kiếm ra tiền, thu nhập tốt
Mức lương của CEO có thể lên đến 30.000USD/ tháng (tương đương 700 triệu đồng/ tháng). Vì thế, Quản trị kinh doanh là ngành kiếm ra tiền và giúp bạn có mức thu nhập tốt nếu biết tận dụng thế mạnh của bản thân, vận dụng tốt kiến thức đã học và phân tích xu hướng kinh tế thị trường.
2.5 Cơ hội mở rộng thêm nhiều mối quan hệ
Việc quản lý hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ mới với đối tác, khách hàng và cả đồng nghiệp ở mọi lĩnh vực. Điều đó cực kỳ tốt cho tương lai sau này, đặc biệt nếu bạn muốn thành lập công ty.
2.6 Dễ dàng thăng tiến trong công việc
Học Quản trị kinh doanh có thể giúp bạn đảm nhiệm nhiều vị trí, nhiều công việc trong cùng công ty. Do đó, cơ hội thăng tiến trở nên dễ dàng hơn, rộng mở hơn. Có khả năng tự tạo dựng doanh nghiệp
Kiến thức nhành QTKD có thể giúp người học có thể tự tạo lập và vận hành doanh nghiệp nếu muốn “Startup”. Bạn sẽ biết quản lý và vận hành doanh nghiệp của chính mình một cách tốt nhất.
2.7 Tạo nhiều việc làm cho người lao động
Khi bạn “Startup” thành công, doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững, cũng là lúc người làm kinh doanh nên mở rộng thị trường, tìm kiến doanh thu, nâng cao lợi nhuận và tạo ra việc làm cho người lao động nhằm góp phần vào tốc độ phát triển kinh tế chung của cả nước.
Qua 9 lý do nêu trên, bạn đã biết vì sao chọn ngành Quản trị kinh doanh rồi phải không? Người theo học Quản trị kinh doanh hệ chính quy thì tương đối đơn giản nhưng muốn học Quản trị kinh doanh hệ từ xa thì sao?
Xem thêm: Quản trị kinh doanh có những ngành nào? Học từ xa được không?
3. Học ngành Quản trị kinh doanh hệ từ xa được không?
Bạn hoàn toàn có thể theo học ngành Quản trị kinh doanh hệ từ xa tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT). Không chỉ đứng đầu về chất lượng đào tạo, Học viện PTIT còn là một trong những ngôi trường hàng đầu về đào tạo lĩnh vực Công nghệ Thông tin, Truyền thông và Quản trị kinh doanh.
Chương trình học Quản trị kinh doanh hệ từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sở hữu nhiều điểm cộng như:
- Người học tự do lựa chọn lớp học, lên lịch học và học theo thời gian rảnh sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.
- Chương trình áp dụng phương thức đào tạo E-learning (EPTIT) giúp dễ học, dễ tiếp thu hơn chương trình truyền thống.
- Đội ngũ giảng viên đều có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ trở lên sẽ truyền đạt kiến thức chuyên ngành Quản trị kinh doanh một cách hoàn chỉnh nhất.
- Hệ đào tạo từ xa của PTIT là chương trình có mức học phí thấp nhất.
- Sở hữu bằng đại học do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cấp, được Bộ GD&ĐT công nhận và có giá trị lâu dài.
Hy vọng, sau bài viết giải thích vì sao chọn ngành Quản trị kinh doanh, bạn đã chọn được chuyên ngành mình yêu thích. Đặc biệt, với người bận rộn, đã đi làm thì có thể đăng ký học Quản trị kinh doanh tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hệ từ xa. Xem chi tiết tại đây.
Xem thêm: Tổng quan hệ từ xa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Nguồn: vi.wikipedia.org yersin.edu.vn/ www.uef.edu.vn/ kinhte.hunre.edu.vn/