Cúng cô hồn là một trong những phong tục được người Việt lưu truyền đến ngày nay. Vậy nhưng cũng có nhiều người thắc mắc rằng không cúng cô hồn có sao không? Hay quên cúng cô hồn có sao không? Nếu bạn có cùng câu hỏi về những vấn đề trên thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Đồ Cúng Việt để tìm ra câu trả lời.
Lễ cúng cô hồn là gì?
Cúng cô hồn là một nghi lễ tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam, được thực hiện vào ngày rằm tháng bảy âm lịch hàng năm. Mục đích của lễ cúng cô hồn là để tưởng nhớ và cầu siêu cho những linh hồn vô chủ, không có người thân hay những linh hồn đã bị quên lãng.
Nguồn gốc của lễ cúng cô hồn là bởi người ta tin rằng vào tháng cô hồn, cửa ngục mở ra và những linh hồn này được phép lên trần gian để tìm kiếm sự an ủi và thỏa mãn. Do đó, người ta cúng dường các vật phẩm như hoa quả, bánh kẹo, đồ ăn, tiền giấy và nhang để bày tỏ lòng hiếu kính và mong muốn hóa giải những tai ương do cô hồn gây ra.
Không cúng cô hồn có sao không?
Không cúng cô hồn có sao không? Là một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi đến tháng bảy âm lịch, hay còn gọi là tháng cô hồn. Theo quan niệm từ xa xưa của ông bà ta thì đây là thời gian mà các linh hồn của người chết được phép ra khỏi địa ngục và lang thang trên trần gian. Nếu không cúng cô hồn, sẽ bị các linh hồn báo oán, gây ra nhiều tai ương và xui xẻo cho gia đình.
Tuy nhiên, theo quan điểm của ông bà ta thì cúng cô hồn hay cúng vong linh phụ thuộc vào cái tâm cúng như việc làm phúc của mỗi người. Hoàn toàn không có chuyện bắt buộc phải cúng cô hồn hay cúng vong linh vào dịp rằm tháng bảy hàng năm. Vậy nên có thể nói không cúng cô hồn cũng không sao.
Tuy nhiên nếu gia đình nào làm lễ cúng này thì sẽ rất có lợi cho vận hạn của gia chủ đó. Còn nếu gia chủ không biết cách làm thì có thể đăng ký nhờ nhà chùa sắm lễ vật hoặc tự mua lễ vật đến cúng cùng nhà chùa. Việc cúng lễ cô hồn có hai hình thức là cúng ở chùa hoặc cúng ở nhà.
Với những gia chủ hay quên cúng cô hồn thì việc cúng cô hồn tại chùa
Lễ cúng cô hồn ngoài trời thực hiện ra sao?
Để thực hiện lễ cúng cô hồn ngoài trời, người ta sẽ chuẩn bị một bàn thờ riêng. Đặt ở ngoài sân hoặc ngoài đường với hướng quay ra ngoài.
Trên mâm lễ người ta sẽ đặt một tấm bìa giấy trắng ghi chữ “Cô Hồn” hoặc “Vong Linh”. Kèm theo đó là một tấm giấy vẽ hình người. Bên dưới có đặt một cái đĩa hoặc khay, chứa các loại tiền giấy, quần áo giấy, giày dép giấy, và các vật dụng khác để cúng cho cô hồn. Ngoài ra, còn có các loại đồ ăn như gạo, muối, cháo loãng, bánh, trái cây, rượu,… để tiến lễ. Với một số gia đinh có truyền thống theo Phật giáo thì người ta sẽ thay thế mâm lễ bằng các món chay.
Lễ cúng cô hồn tại nhà thường được thực hiện vào buổi chiều hoặc tối. Người làm lễ sẽ thắp hương, nến và đèn lồng trên bàn thờ. Sau đó, sẽ niệm khấn và cầu nguyện cho các linh hồn được siêu thoát và an nghỉ.
Thông thường, người ta sẽ khấn vái với nội dung cơ bản là mời “bà con cô bác” (ý chỉ cô hồn) về thụ hưởng mâm cúng. Gia chủ đầu tư hơn thì sẽ in 1 bài văn tế cô hồn với nội dung miêu ta về những cái chết thảm. Bài văn cúng cô hồn nổi tiếng nhất là bài Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du. Ngoài ra cũng có nhiều bài văn cúng cô hồn khác tuỳ theo địa phương mà bạn có thể tìm hiểu thêm.
Lễ cúng cô hồn thường kết thúc với việc gia chủ vãi gạo và muối ra sân, sau đó ra đường đốt vàng mã. Ở một vài nơi như Sài Gòn, người ta cho phép trẻ con cướp cô hồn khi việc cúng được tiến hành xong để lấy may mắn.
Kết luận
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc cho câu hỏi không cúng cô hồn có sao không? Hay quên cúng cô hồn có sao không? đến từ Đồ Cúng Việt. Nếu bạn có thắc mắc gì về mâm cúng cô hồn, hãy liên hệ với chúng để được tư vấn trực tiếp.