1. Sự khác biệt giữa kiến tập và thực tập
Kiến tập và thực tập là những yêu cầu dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, các sinh viên những năm gần cuối hay trước khi tốt nghiệp luôn được tạo điều kiện để đi kiến tập, thực tập. Vậy có những sự khác biệt nào giữa kiến tập và thực tập?
1.1. Kiến tập là gì?
Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi kiến tập là gì?
Sinh viên là quãng thời gian mà bạn được tiếp cận với những môn học đại cương, chuyên ngành, những kiến thức đã trường tồn trong sách vở từ lâu, truyền cho thế hệ sinh viên này đến thế hệ sinh viên khác. Đôi khi, những kiến thức “phần cứng” đó khiến các bạn sinh viên tỏ ra nhàm chán, không thấy hứng thú và thậm chí là cảm thấy chúng “vô nghĩa”. Chính vì vậy, các kỳ kiến tập và thực tập chính là kết quả của việc nhận thức tầm quan trọng trong việc đổi mới, kiến tạo lại môi trường học tập để đạt được những hiệu quả, chất lượng cao hơn trong quá trình rèn luyện, học hành của sinh viên.
Kiến tập thực chất là việc quan sát, kiến tập là một cách dành cho các sinh viên đại học, cao đẳng nắm vững hơn kiến thức, hiểu rõ và biết cách áp dụng kiến thức đó trong thực tế, những sinh viên tham gia kiến tập sẽ được theo dõi các hoạt động của công ty, doanh nghiệp để, cách thực hiện công việc để có thể đúc kết kinh nghiệm thực tế cho bản thân. Và trong quãng thời gian bốn năm Đại học hay ba năm Cao đẳng, kiến tập có thể là một chương trình lên kế hoạch tổ chức và triển khai bất cứ lúc nào.
Cùng với thực tập thì việc đi kiến tập rất tốt cho các sinh viên, sinh viên có cơ hội vận dụng các kiến thức đã được học trên giảng đường vào thực tế, làm quen với cách xử lý công việc trong môi trường công ty, doanh nghiệp.
Khác với thực tập thì kiến tập sinh viên có thể được tổ chức vào bất kì thời gian nào trong 4 năm học. Việc kiến tập sẽ cho bạn thêm nhiều kinh nghiệm và truyền cho bạn thêm sự nhiệt huyết, đam mê, yêu thích công việc thực tế.
Vậy có thể thấy đối với sinh viên kiến tập khá quan trọng, để tránh sinh viên sau khi ra trường chỉ có trong mình những kiến thức không, thiếu đi những áp dụng thực tế.
- Xem thêm: Các mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên
1.2. Thực tập là gì?
Khác với kiến tập, thực tập là một chương trình, kế hoạch chỉ có thể diễn ra vào năm cuối cùng của chương trình đào tạo cho các bạn sinh viên. Nó là một giai đoạn, một quá trình nhằm mục đích giúp cho các sinh viên có được trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế để làm một hành trang “cơ bản” có thể ứng dụng được trong khi ra trường, tiếp xúc với công việc thực tế. Trong quá trình thực tập diễn ra, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận và thực hành, vận dụng các kiến thức chuyên môn, các kiến thức đã được học trên sách vở để hoàn thành công việc của mình ở các doanh nghiệp được đăng ký thực tập.
Bên cạnh đó, thời gian thực tập cũng là quá trình để các sinh viên tích lũy thêm kinh nghiệm, đa dạng hóa sự trải nghiệm của bản thân, một công việc trong lúc thực tập sẽ còn giúp bạn học được cách quản lý thời gian, học được các tác phong của một nhân viên trong doanh nghiệp, sẵn sàng phản ứng nhanh với các áp lực và rủi ro trong công việc. Nói cách khác, thực tập vừa là thời gian để giúp sinh viên thích nghi dễ dàng hơn sau khi ra trường với công việc thực tế, vừa là cơ hội để những bạn được nhận xét thực tập tốt biến vị trí thực tập sinh thành nhân viên chính thức trong doanh nghiệp.
2. Những điều bạn cần làm để có một kì kiến tập hiệu quả?
Chúng ta luôn nhận thức được rằng kiến tập hay thực tập đều là một chương trình, kế hoạch quan trọng mà chúng ta nên trải nghiệm nó. Nhiều bạn sinh viên vẫn đang mơ hồ về vấn đề này, nhưng phần lớn chưa thử áp dụng một kế hoạch cụ thể cho những việc bạn cần làm để đạt hiệu quả cao trong học tập.
2.1. Tìm hiểu trước các thông tin về địa điểm kiến tập
Tất nhiên, việc bạn được bố trí hay chủ động chọn địa điểm kiến tập, hãy chú trọng đến việc tìm hiểu trước các thông tin về họ, càng nhiều thông tin, bạn sẽ càng có lợi hơn. Về cơ bản, những thông tin bạn nên lưu ý tìm hiểu và nắm bắt trước khi kiến tập tại địa điểm đó như: tên gọi của doanh nghiệp, thương hiệu, địa điểm, liên hệ, sứ mệnh và định hướng, lĩnh vực hoạt động, thành tích hoạt động, cơ cấu tố chức các phòng ban, bộ phận, người đứng đầu, người đừng đầu bộ phận bạn đến kiến tập, nhiệm vụ của vị trí bạn kiến tập,...
Hãy chủ động tìm hiểu các thông tin ngay trước thềm kiến tập, một điều tối kỵ nhất và cũng gây bất lợi nhất đối với bạn, đó là đi kiến tập nhưng không biết một chút thông tin nào về địa điểm, đơn vị kiến tập. Không cần quá tường tận, nhưng tối thiểu, bạn cũng nên tìm hiểu các thông tin cơ bản, hãy thử nghĩ xem, tên gọi đầy đủ của đơn vị bạn kiến tập mà bạn còn mơ hồ, thì bạn sẽ bị họ đánh giá thế nào đây?
>>> Bạn cũng có thểtìm hiểu thêm cách tra thuế thu nhập cá nhânHiểu rõ về những kiến thức cần thiết để tự khai thuế cho bản thân và cho người thân một cách đơn giản nhất là quan trọng.
2.2. Hòa đồng với môi trường kiến tập
Bao giờ cũng thế, kiến tập cũng là một công việc bạn đang trực tiếp đảm nhiệm, và trong ngày đầu tiên đi làm, chắc hẳn sẽ có nhiều thú vị xen lẫn sự bồn chồn và lo lắng với bạn. Trong những kì kiến tập nhiều trường sẽ tổ chức những trò chơi tập thể hoặc những trương trình để giúp các bạn vui vẻ hơn. Với việc hòa đồng hơn bạn sẽ có một kỳ kiến tập đáng nhớ và đầy kỉ niệm của một thời sinh viên.
Tuy nhiên hãy cố gắng hòa đồng với môi trường làm việc bằng cách lưu ý một chút về các điểm sau:
- Chú ý đến vẻ ngoài: hãy cố gắng điều chỉnh hay thay đổi một chút về vẻ ngoài của bạn nhé. Mặc dù sinh viên, bạn ăn mặc tương đối “tự do”, tuy nhiên đã đi làm ở một môi trường chuyên nghiệp hơn, bạn cũng nên chuẩn bị một bộ trang phục không quá cầu kỳ nhưng phải lịch sự. Đối với các bạn nữ, hãy trang điểm một chút, nhẹ nhàng thôi và đừng quá “sặc sỡ”, kể cả bạn là một cô nàng không thích trang điểm thì cũng nên tô điểm một chút son môi để trông tươi tắn hơn trong ngày đầu đi làm nhé!
- Đến đúng giờ. Đây là điều mà khi bạn tham gia bất kì hoạt động gì cũng phải tuân thủ. Nó sẽ thể hiện được tính kỉ luật của bạn và hơn thế nữa bạn sẽ có được những đánh giá rất tốt từ người dẫn đoàn của bạn. Chẳng hạn bạn đang cần thực tập tại ngân hàng Vietcombank thì việc chủ động nắm bắt giờ làm việc của Vietcombank và đến đúng giờ trước khi bắt đầu vào làm là điều rất cần thiết. Như vậy bạn sẽ ghi điểm hơn với những nhân viên và người trực tiếp quản lý bạn tại đây.
- Quan sát thật kĩ mọi thứ: Khi tham gia kì kiến tập bạn sẽ được thăm quan các nhà máy hoặc cơ sở sản xuất của những doanh nghiệp. Bạn hãy chủ động tìm kiếm và quan sát tất cả mọi thứ. Hãy đưa ra câu hỏi: Tò mò và luôn đưa ra câu hỏi là một trong những cách hay để tìm hiểu kĩ hơn về doanh nghiệp mà bạn đang kiến tập. Bạn có thể biết thêm rất nhiều điều không thể học được trong sách vở. Không những thế việc hỏi cũng sẽ tạo ra cơ hội để người hướng dẫn bạn chia sẻ về những kinh nghiệm trong thực tế.
- Thái độ làm việc: ngay sau vẻ ngoài của bạn, điều mà các quản lý trực tiếp luôn chú tâm đó là thái độ trong lúc tham gia làm việc của bạn. Hãy luôn chú tâm vào công việc, làm việc một cách hăng say, thể hiện sự chăm chỉ, chuyên cần, sự năng động và sáng tạo,... chính là điểm cộng tuyệt vời trong mắt họ. Đôi khi, những công việc vặt vảnh như rót nước, pha trà, sắp xếp tài liệu, giấy tờ là nhiệm vụ đầu tiên mà bạn phải làm, nhưng đừng xem nhẹ chúng, chúng có thể là “những phép thử” của các nhà quản lý để thông qua đó đánh giá thái độ làm việc của bạn đấy.
2.3. Thu thập dữ liệu và ghi chép
Chủ động tìm hiểu thêm về công ty: Sau kì kiến tập thì việc viết một bản báo kiến tập là một điều không thể thiếu. Nết bạn không tìm hiểu thêm về công ty mà chỉ viết những gì mà chúng ta đã nhìn thấy và nghe được thì khó mà có kết quả tốt được. Trong thời gian kiến tập bạn nên tìm hiểu thật kỹ về công ty để có thể chuẩn bị cho bản báo cáo của mình. Bạn có kỳ thực tập tại ngân hàng Sacombank để nắm được nhiều thông tin về ngân hàng bạn đang thực tập thì ngoài lên mạng tìm hiểu, bạn cũng có thể gọi tổng đài Sacombank để nhận được sự trợ giúp của chuyên viên chăm sóc khách hàng hoặc hỏi về những dịch vụ tại đây.
Tuy nhiên làm cách nào để thu thập dữ liệu mới là một nhiệm vụ mà bạn nên “hoạch tính”, hãy chủ động tham gia vào các hoạt động tập thể một cách nhiệt tình, trong phạm vi bạn có thể tham gia thôi nhé. Chủ động làm việc khi không được ai nhắc nhở, chủ động hỏi khi không hiểu một vấn đề nào đó. Quan trọng là hãy cố gắng hoàn thành hết mọi nhiệm vụ được gian, không cần quá xuất sắc nhưng phải đầu đủ. Bên cạnh đó, hãy tự giác trong việc dọn dẹp, sắp xếp lại bàn làm việc, không gian làm việc. Nếu như mọi cố gắng để có thể là một kiến tập sinh hòa đồng vẫn không mang lại hiệu quả, kết quả bạn nhận được đôi khi là sự hững hờ của người khác, thì cũng đừng vội “ tủi thân” nhé. Hãy quan sát và quan sát thật kỹ người quản lý trực tiếp của bạn làm việc thế nào, làm sao đó để có thể đúc kết, liên tưởng đến việc họ làm và lý thuyết mà bạn đã được dạy, những điều bạn nên quan sát như: tác phong làm việc, thài độ ứng xử, giao tiếp, giải quyết vấn đề, ra quyết định,...
2.4. Cách để “rút lui” một cách nhẹ nhàng
Một giai đoạn cuối cùng của kỳ kiến tập mà bạn không thể bỏ qua đó là viết và cho ý kiến đánh giá, nhận xét đề tài kiến tập. Vấn đề này bạn không nên quá đặt nặng và cầu kỳ hóa nó, tuy nhiên bạn nên tham khảo trước ý kiến của người hướng dẫn và quản lý trực tiếp công việc của bạn trước khi xây dựng nội dung cho đề tài. Khi hoàn thành, hãy gửi lại họ để họ xem xét và đánh giá. Điều này là thể hiện sự lịch sự, gần gũi và thân thiết giữa bạn với các cá nhân đó.
Kết thúc kỳ kiến tập, các bạn sinh viên có thể họp bàn với nhau để mua một chút quà biếu, quà kỷ niệm hay đơn giản chỉ là một bó hoa hay một chút trái cây để nói lời “tạm biệt” cũng như là đại diện cho một lời cảm ơn gửi đến đơn vị bạn đã kiến tập và người hướng dẫn bạn.
- Xem thêm các mẫu báo cáo thực tập chuẩn, sinh viên cần biết
Trên đây là các thông tin cho bạn biết kiến tập là gì, những điều các bạn cần phải lưu ý để có được một kì kiến tập tuyệt vời!