Cây Con mới trồng không chỉ đòi hỏi kỹ thuật đúng cách mà còn yêu cầu bà con nông dân lựa chọn phân bón phù hợp. Việc cung cấp dinh dưỡng cho cây con mới trồng là yếu tố quyết định đến sự phát triển khỏe mạnh của cây về sau. Nhưng không phải ai cũng nắm vững được giai đoạn và cách thức bón phân chính xác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các giai đoạn quan trọng và phương pháp bón phân hợp lý cho cây con mới trồng.
Giai đoạn phát triển của cây con mới trồng
Cây con mới trồng trải qua hai giai đoạn chính để phát triển và chuyển sang giai đoạn sinh sản:
1. Giai đoạn bắt đầu sự sống mới: Đây là thời kỳ cây vừa được trồng xuống đất, cây cần thời gian thích nghi với môi trường xung quanh, đặc biệt là đất và nguồn nước.
2. Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: Sau khoảng 3-4 tháng, cây bắt đầu phát triển mạnh mẽ với những đợt cơi lá mới. Trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của cây thay đổi rõ rệt và đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng hơn.
Sai lầm thường gặp khi chăm sóc cây con mới trồng
Một số bà con nông dân có xu hướng cho rằng bón nhiều phân và tưới nhiều nước ngay sau khi trồng cây con sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Cây mới trồng còn yếu, hệ rễ chưa phát triển đầy đủ, việc bón phân quá nhiều có thể gây sốc cho cây, dẫn đến chết cây. Tương tự, việc tưới quá nhiều nước cũng làm cho rễ cây bị úng, không thể hấp thụ được dinh dưỡng.
Lưu ý quan trọng: Cây con mới trồng cần một lượng nước và phân bón rất ít trong giai đoạn đầu, chỉ vài gam phân trên mỗi cây. Bà con cần thận trọng trong việc tưới nước và bón phân trong thời gian này.
1. Giai đoạn bắt đầu sự sống mới (Trồng cây)
Khi cây giống vừa được trồng xuống đất, cây cần khoảng 5-7 ngày để thích nghi với môi trường mới và phát triển hệ rễ. Trong thời gian này, cây chỉ cần nước đủ để giữ ẩm cho đất, tránh việc tưới quá nhiều làm cây bị úng rễ.
Tùy theo mùa vụ, đất đai và lượng nước tưới để cây ổn định và bắt đầu ra rễ mới. Lúc này, bà con cần tưới nước giữ ẩm để rễ rây phát triển. Lưu ý: chỉ tưới nước 1- 2 lần trong ngày để có ẩm độ cho đất, tránh tưới quả nhiều làm úng rễ. (lượng nước tưới cần xem xét có ủ gốc hay không, và thời tiết mùa nắng hay mùa mưa)
Khi cây ra rễ mới, có rễ tơ và lông hút cây mới bắt đầu hút dinh dưỡng. Sau 5-7 ngày cây đã quen với môi trường và bắt đầu ra rễ mới. Bà con cần cung cấp các chất hỗ trợ để cây ra rễ tốt hơn: Chất hỗ trợ kích rễ acid humic có trong phân bón humic.
Cung cấp chất kích thích ra rễ phân bón Humic
Sau khi cây bắt đầu ra rễ mới, bà con có thể dùng Acid Humic - một loại axit hữu cơ giúp hỗ trợ kích thích hệ rễ phát triển mạnh mẽ hơn. Acid Humic có trong phân bón Humic còn có khả năng giúp đất tơi xốp, giữ độ ẩm và ổn định độ pH của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành rễ. Liều dùng khuyến cáo: Pha 1-2g Acid Humic/lít nước, tưới định kỳ 5-7 ngày/lần cho đến khi cây có bộ rễ ổn định.
Kiểm tra sự phát triển của rễ cây
Tiến hành kiểm tra rễ cây con mới trồng: Kiểm tra 1 vài cây con ngẫu nhiên trên vườn bằng cách xới nhẹ trên bề mặt đất xung quanh rễ và cách rễ khoảng 5-7 cm nếu thấy được những đầu rễ màu trắng đó là phần rễ mới ra.
Phân bón cho cây con mới trồng sau khi ổn định và ra rễ
Khi cây bắt đầu ra rễ mới, bà con có thể bón thêm phân NPK với hàm lượng đạm cao và dạng đạm nitrat để cây hấp thụ nhanh. Các loại phân bón cung cấp đạm cao:
- Dạng bột: NPK hòa tan 33 11 11 hoặc phân bón lá chứa đạm cao và Kali trắng (30-14-6) với liều lượng 1-2g/lít nước.
- Dạng lỏng: Phân cá hoặc phân Organic (1-2 ml/lít nước).
Mỗi lần tưới từ 5-10 lít nước cho mỗi cây, có thể kết hợp thêm Humic để kích thích rễ phát triển tốt hơn.
Phân bón cây con sau khi trồng 20-30 ngày
Khi cây ổn định và phát triển sau 20-30 ngày, bà con có thể xem xét nếu bề mặt đất không đủ tơi xốp, đất khô bà con cần bổ sung thêm phân bón hữu cơ để giữ ẩm với liều 100-200g/gốc kết hợp cùng humic liều 1-2 g/l hỗ trợ rễ.
Qua lá: Khi cơi hình thành và phát triển có thể cung cấp 2-3 lần, luân phiên hoặc định kỳ 7-10 ngày hoặc 15 ngày 1 lần các loại phân bón chứa đạm như đạm cao 30 14 6 bổ sung đạm lân và kali qua lá để hỗ trợ phát triển cơi mới rồi, tưới hoặc phun amino acid.
Đồng thời kết hợp thêm trung vi lượng để hỗ trợ sự phát triển của cơi đọt. Trong một cơ đọt đầu tiên bà con có thể cung cấp khoảng từ 1 cho đến 2 lần thì tùy theo mùa vụ và theo dõi màu xanh của lá để có thể bổ sung thêm vi lượng.
Phân bón cung cấp dinh dưỡng qua lá: Kích đọt (1ml/l), Amino acid (1-2ml/l), 30-14-6 (1-2g/l), Combi (50g/200l), MgZnBo (500g/400l), Organic (1-2ml/l), Tăng trưởng (25g/200l).
2. Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng (Tạo cơi)
Cây con sau 3-4 tháng
Cây con mới trồng trong khoảng từ 3 đến 4 tháng đầu mới bắt đầu hoàn thiện được cơ đầu tiên và sẽ rất lọt sọt (lá già trước lá già sau). Các cơi sau mới đồng đều và phát triển mạnh mẽ hơn và đây mới là giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng chính.
Trong giai đoạn cơi lọt xọt bà con cần xem xét các biện pháp cắt tỉa tạo tán và cung cấp phân bón hợp để tạo cơ đọt loạt.
Dấu hiệu nhận biết cây chuẩn bị tạo cơi mới
Trong quá trình tạo cơi mới để nhận biết khi nào cây chuẩn bị tạo cơi mới rất quan trọng. bà con cần quan sát số lượng lá già là lá đã mở hoàn toàn sau qua khỏi thời điểm xanh lục nhạt chuyển sang xanh lá đậm. Số lượng lá trên cây đã già nhiều từ 60-70% bà con quan sát vị trí u ở nách lá đây là chỗ cơ mới sẽ hình thành.
Nguyên tắc sử dụng phân bón khi cây tạo cơi mới
Khi lá đã già nguyên tắc của cây trồng không cần dinh dưỡng quá nhiều lên bề mặt trên nữa bởi vì hai sự trao đổi này nó bắt đầu nó đã diễn ra rồi nó đã diễn ra trong một khoảng thời gian khá là dài thì rễ nó không cần phát triển mạnh mẽ nữa cho nên thì lúc này cây sẽ ít rễ tơ và ít lông hút nên nếu bà con cung cấp phân bón cây sẽ không hấp thu hiệu quả.
Như vậy, khi lá đã lụa già chưa ra cơi mới bà con không cung cấp phân bón để tránh lãng phí vì cây hấp thu không hiệu quả.
Khi lá đã lụa già là giai đoạn cây bước vào thời kỳ nghỉ ngơi khoảng 7 - 10 ngày hoặc 15 ngày tùy mùa nắng hay mùa mưa.
Kích tạo bộ rễ mới khi cơi đọt đầu đang nghỉ ngơi
Trong khoảng thời gian cơi đang nghỉ ngơi bà con cần tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển và bổ sung chất hỗ trợ hình thành rễ mới. Sau đó cây sẽ tự chuyển sang giai đoạn mới là hình thành cơ mới.
Cải tạo bề mặt đất: làm cỏ, xới nhẹ, xử lý phèn.
Để mặt đất ổn định vài ngày tiến hành kích rễ sử dụng humic 1-2g/l làm chất kích rễ chính có thể kết hợp cùng phân hữu cơ khoảng 200g - 300 gram/gốc.
Humic kết hợp với hữu cơ sẽ tạo ra một môi trường để giữ ẩm cho cây đồng thời Humic sẽ hỗ trợ kích tạo rễ mới và phát triển bộ rễ.
Trong môi trường đất có hữu cơ và có humic giúp giữ nước, giữ ẩm và có độ thông thoáng để có Oxi thì mới có khả năng kích rễ để tạo ra những rễ tơ và lông hút mới. Cây tơ có bộ rễ khỏe sẽ hấp thu tốt dinh dưỡng và nước để nó kéo vào trong cây để trở thành một cái sản phẩm giúp cho cây hình thành tế bào mới.
Bổ sung dinh dưỡng cho cây con trong giai đoạn tạo cơi
Khi bộ rễ mới hình thành, bà con có thể bổ sung dinh dưỡng qua lá bằng NPK hòa tan chứa đạm nitrat (an toàn, dễ hấp thụ). Các loại phân bón được khuyến nghị trong giai đoạn này:
- Phân bón NPK hòa tan 33 11 11 hoặc Đạm cao 30 14 6 : Liều lượng 1-2g/lít nước.
- Amino acid và GA3: Để kích thích cơi mới bà con phun phủ GA3 kết hợp amino acid vào những nách lá là vị trí mọc chồi.
Phun định kỳ 7-10 ngày hoặc 15 ngày/lần để đảm bảo cây có đủ dinh dưỡng cho quá trình tạo cơi mới.
Quản lý sâu bệnh cây con mới trồng
Kết hợp cùng với các lần dưỡng cơi Bệnh: Phun phòng đơn hoạt chất quản lý Sâu, rầy, nhện. Kết hợp hoạt chất khác khi có áp lực gây hại.
Kết luận
Bón phân đúng thời điểm và đúng cách là yếu tố quyết định sự phát triển của cây con mới trồng. Qua mỗi giai đoạn từ khi trồng cho đến khi cây tạo cơi, nhu cầu dinh dưỡng của cây thay đổi, và bà con cần nắm bắt kỹ thuật bón phân để đảm bảo cây phát triển tốt. Đặc biệt, cần tránh những sai lầm trong việc bón quá nhiều phân hay tưới quá nhiều nước, điều này sẽ gây hại cho cây con trong giai đoạn đầu.
Liên hệ mua hàng và đặt lịch thăm vườn trực tiếp Kỹ thuật nông nghiệp MKA qua số điện thoại và zalo: 0984 279 538
Xem thêm: