Món xôi lá cẩm là món ăn đặc trưng của người dân tộc Tày, Nùng có màu tím khá đẹp mắt, hạt xôi dẻo thơm, hương vị béo ngậy. Bạn có thể tự chế biến món xôi lá cẩm tại gia bằng nồi cơm điện để thưởng thức mà không tốn quá nhiều thời gian. Tại bài viết dưới đây, SUNHOUSE sẽ hướng dẫn bạn cách nấu xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện cực đơn giản cho những ngày lễ tết.
1. Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Hãy chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để chế biến món xôi lá cẩm nước cốt dừa cho gia đình khoảng 3 - 4 người ăn theo bảng sau:
Nguyên liệu
Định lượng
Gạo nếp
250 - 300 gam
Lá cẩm
100 gam
Lá dứa
2 - 3 nhánh
Đậu xanh
100 gam đậu xanh đã tách vỏ
Dừa tươi
1 quả
Nước cốt dừa
50 gam
Đường
2 muỗng canh
Muối
2 thìa cà phê
Dầu ăn
1 - 2 thìa cà phê
Những nguyên liệu cần chuẩn bị nấu món xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện
Dưới đây là một số lưu ý để lựa chọn nguyên liệu nấu món xôi lá cẩm thơm ngon:
Sử dụng nếp cái hoa vàng sẽ giúp món xôi thơm ngon, dẻo hạt hơn. Hạt gạo phải căng tròn, bóng bẩy, không bị vỡ vụn và không có mùi hóa chất lạ.
Chọn lá cẩm còn tươi, không bị héo úa, không có dấu hiệu bị côn trùng cắn.
Chọn lá dứa to dài, xanh đậm và còn tươi, không chọn lá đã vàng úa, đốm lạ hay bị côn trùng cắn.
Chỉ với nồi cơm điện, bạn cũng có thể chế biến món xôi cốm khô vô cùng dễ dàng. Cùng tham khảo cách nấu xôi cốm khô bằng nồi cơm điện dẻo ngon trong bài viết sau.
2. Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu nấu món xôi lá cẩm có phần phức tạp hơn so với món xôi truyền thống, bạn hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:
2.1. Lá cẩm
Bạn cần sơ chế nước lá cẩm trước để tạo màu sắc cho gạo với 2 bước đơn giản:
1 - Sơ chế lá cẩm: Rửa lá cẩm dưới chậu nước sạch, nên rửa từng lá để loại bỏ bụi bẩn, không nên vò hay chà sát quá mạnh khiến lá cẩm bị nát.
2 - Nấu nước lá cẩm
-
Đun sôi khoảng 600 ml nước sạch, bỏ lá cẩm vào nấu cùng ở lửa vừa trong khoảng 15 phút cho đến khi lá cẩm ra màu đỏ tươi. Lưu ý, không nên nấu lá cẩm ở lửa to sẽ khiến màu nước bị tối đi và món ăn không được bắt mắt.
-
Lọc phần nước lá cẩm qua rây để tách phần lá bã, thu được nước lá cẩm đầu.
-
Cho bã lá cẩm vào đun tiếp với khoảng 600ml nước sạch rồi lọc qua rây lần 2 để lấy tiếp được nước lá cẩm.
-
Bạn nên đun 2 lần để chắt lấy hết lượng sắc tố ở lá cẩm và được chắt hết ra nước. Việc này sẽ giúp bạn nấu được món xôi với màu tím bắt mắt, kích thích thị giác hơn bao giờ hết.
Lưu ý nếu không có lá cẩm, bạn có thể chọn bột lá cẩm để tạo màu. Lấy 30 gam bột lá cẩm hòa với khoảng 1 lít nước nóng trong 45 phút để nước được lên màu đẹp nhất. Sau đó lọc nước qua lây và sử dụng phần nước đó ngâm gạo nếp.
Sơ chế lá cẩm tạo màu cho xôi đơn giản chỉ với 2 bước
2.2. Gạo nếp
Gạo nếp cần sơ chế cẩn thận trước khi nấu xôi với 2 bước như sau:
1 - Vo gạo nếp: Vo sạch gạo khoảng 2 - 3 lần dưới nước lạnh để bỏ đi tạp chất, vỏ trấu bám lại trong hạt gạo. Chỉ nên khuấy nhẹ nhàng, hạn chế chà xát mạnh tay khiến lớp bột gạo bên ngoài bị cuốn trôi hết, giảm dinh dưỡng cũng như hương vị của món ăn.
2 - Ngâm gạo nếp
-
Ngâm gạo nếp với nước lá cẩm để nguội vừa sơ chế trong khoảng 6 - 8 tiếng hoặc qua đêm để gạo ngậm nước nhanh chín và có màu sắc đẹp mắt. Nếu ngâm gạo với nước nóng thì chỉ nên ngâm khoảng 2 - 3 tiếng.
-
Hòa vào nước khoảng ½ thìa cà phê muối để món xôi đậm đà.
-
Sau khi ngâm xong, kiểm tra gạo nếu đã phủ đều màu tím nhạt thì có thể vớt ra cho ráo nước.
Sơ chế gạo nấu xôi lá cẩm
2.3. Các nguyên liệu khác
1 - Lá dứa: Dùng tay rửa sạch từng lá để không còn bụi bẩn bám trên bề mặt. Sau đó cắt lá dứa làm 2 hoặc 3 đoạn bằng nhau.
Lá dứa cần rửa sạch và cắt ngắn thành các khúc trước khi nấu xôi
2 - Đậu xanh: Với đậu xanh, bạn cần thực hiện các thao tác sau:
Công việc
Thao tác
Sơ chế đậu xanh
-
Rửa sạch đậu xanh dưới nước.
-
Nhặt bỏ những hạt lép, những hạt nổi lên bởi đây là những hạt bị sâu, mọt đục rỗng.
-
Ngâm trong khoảng 3 - 4 tiếng và để ráo nước.
-
Trộn với khoảng ½ thìa cà phê muối để tăng thêm hương vị cho đậu xanh.
Hấp đậu xanh
-
Dàn đều đậu xanh lên xửng và hấp trong khoảng 15 phút để đậu xanh chín mềm đến khi bóp hạt đậu có thể nát nhuyễn.
-
Sau khi đậu xanh nguội hoàn toàn, cho vào máy xay cùng 50ml nước cốt dừa, 2 thìa đường và xay đến khi nhuyễn mịn. Bạn có thể gia giảm lượng đường tùy khẩu vị.
Sên đậu xanh
Khuấy trộn đều tay hỗn hợp đậu xanh trên chảo với lửa nhỏ trong khoảng 5 - 7 phút để đậu xanh sệt lại, tránh để bị khê, cháy phần dưới.
Các bước sơ chế đậu xanh cho món xôi lá cẩm
3. Bước 3: Làm nước cốt dừa
Nếu không mua nước cốt dừa làm sẵn thì bạn có thể tự làm nước cốt dừa đơn giản ngay tại nhà với 3 bước hướng dẫn dưới đây:
1 - Chuẩn bị nguyên liệu
-
2 quả dừa khô
-
200ml nước lọc
-
40g bột năng
-
10g muối
2 - Sơ chế nguyên liệu
-
Dùng đũa đục 2 lỗ nhỏ trên quả dừa khô, úp ngược dừa vào cốc để lấy nước dừa.
-
Bổ đôi quả dừa, dùng dao mũi nhọn để tách phần cùi dừa ra, bỏ phần vỏ nâu bên ngoài đi.
-
Pha 40g bột năng với 200ml nước ấm, khuấy đều cho bột không vón cục.
3 - Làm nước cốt dừa
-
Cắt cơm dừa thành từng miếng nhỏ hoặc dùng dụng cụ nạo nhỏ cơm dừa, vì dừa càng nhỏ thì càng vắt được nhiều nước.
-
Cho phần cơm dừa sơ chế vào máy xay cùng nước dừa ở bước 1.
-
Dùng dụng cụ lọc hoặc dùng rây để lọc hỗn hợp dừa từ máy xay, chắt lấy phần nước, bỏ đi phần cặn dừa.
-
Cho 10g muối vào phần nước cốt đã lọc, đun sôi và cho từ từ phần bột năng đã hoà tan vào nồi.
-
Dùng muôi khuấy đều tay khoảng 2 phút để nước cốt dừa được sánh mịn, không để lửa to sẽ khiến hỗn hợp bị tách nước.
-
Tắt bếp và để phần nước cốt dừa đã nấu nguội là hoàn thành.
Các bước tự làm nước cốt dừa tại nhà để làm món xôi lá cẩm
4. Bước 4: Cho gạo vào nồi cơm điện & Đong nước
Do khác nhau về nguyên lý hoạt động nên việc cho gạo để nấu xôi lá cẩm ở nồi cơm điện tử và nồi cơm điện tử cũng sẽ khác nhau:
1 - Với nồi cơm điện tử: Do có chế độ nấu xôi riêng cùng chế độ cảm biến nhiệt thông minh, bạn có thể đổ trực tiếp gạo nếp vào lòng nồi và thực hiện thao tác như nấu cơm bình thường. Cụ thể:
-
Đổ phần gạo nếp ngâm cùng nước lá cẩm vào nồi cơm điện và để lá dứa lên trên. Xôi khi chín sẽ có thêm mùi lá dứa thơm ngon hơn.
-
Đổ nước xâm xấp bề mặt gạo để xôi dẻo mềm bởi gạo nếp chín và nở đều là do hơi nước. Nếu đổ quá nhiều nước sẽ bị nhão, xôi không ngon. Bạn có thể áp dụng cách đổ nước dựa trên vạch định mức và cốc gạo có sẵn ở lòng nồi.
-
Đậy nắp và cắm điện nồi cơm.
Cho gạo đã ngâm vào nồi và chuẩn bị đong nước nấu xôi lá cẩm
2 - Với nồi cơm điện cơ: Vì không có sẵn chế độ nấu xôi như nồi cơm điện tử, nên khi nấu xôi bằng nồi cơm điện cơ, bạn cần sử dụng thêm xửng hấp. Cụ thể:
-
Đổ khoảng 300ml nước sạch vào nồi cơm điện và cho lá dứa vào để xôi có mùi thơm.
-
Đặt xửng hấp lên trên lòng nồi cơm điện, đổ gạo nếp đã sơ chế vào xửng hấp.
-
Đậy nắp và cắm điện nồi cơm.
5. Bước 5: Thao tác nấu xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện
5.1. Thao tác với nồi cơm điện tử
Đối với nồi cơm điện tử, thao tác nấu cần thực hiện nhiều bước hơn nhưng lại tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn hẳn so với cách nấu truyền thống.
Sau đây là các thao tác nấu với bảng điều khiển bằng Tiếng Việt trên nồi cơm điện tử SUNHOUSE:
-
Bấm nút “Tùy chọn/Option” → Chọn tính năng “Nấu chậm/Slow Cook".
-
Bấm nút “Tùy chọn gạo" → Chọn “Gạo thơm/Fragrant Rice”.
-
Bấm nút “Khẩu vị/Taste” → Chọn “Dẻo/Chewy” để xôi được mềm dẻo.
-
Bấm nút “Bắt đầu/Start” để nồi bắt đầu nấu xôi.
Trong khoảng thời gian nấu xôi, bạn có thể làm công việc khác mà không cần canh thời gian đảo xôi, bởi nồi cơm điện tử SUNHOUSE có khả năng điều chỉnh nhiệt độ nấu dựa trên tình trạng gạo bên trong. Từ đó giúp cho xôi vẫn dẻo thơm, không bị khô hay nhão dù có đổ nước quá tay.
Sau khoảng 30 - 45 phút, nồi cơm báo hiệu xôi chín bằng tiếng “Tít” và tự động chuyển sang chế độ giữ ấm để món xôi luôn có độ mềm dẻo, ấm nóng cho cả gia đình bạn.
Nồi cơm điện tử SUNHOUSE có 3 chế độ nấu khác nhau giúp bạn nấu cơm ngon dẻo nhất
Với các thao tác nồi cơm điện trên, bạn cũng có thể thực hiện khi nấu xôi lá dứa. Mời bạn tham khảo thêm bài viết cách nấu xôi lá dứa bằng nồi cơm điện để nắm được các bước thực hiện chi tiết hơn nhé!
5.2. Thao tác với nồi cơm điện cơ
Mặc dù bạn phải kiểm tra thời gian nấu để đảo xôi chi chọn nồi cơm điện cơ nhưng thao tác nấu xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện cơ đơn giản hơn:
-
Nhấn nút gạt về chế độ “Nấu/Cook” để nồi nấu xôi.
-
Khi nồi chuyển sang chế độ “Ủ ấm/Warm”, để nguyên trong 10 phút, mở nồi và đảo đều xôi.
-
Nhấn lại nút về chế độ “Nấu/Cook” lần 2 để xôi được nấu chín hoàn toàn. Khác với nồi cơm điện tử, chế độ cảm ứng từ của nồi cơm điện tử giúp làm nóng khắp đáy nồi cho xôi chín hoàn toàn nên không cần đảo xôi khi nấu.
-
Khoảng 10 - 15 phút sau, nồi tiếp tục chuyển về chế độ “Ủ ấm/Warm” lần 2 thì mở ra kiểm tra xôi. Hạt gạo nở đều, xôi mềm dẻo và không bị sượng là đã hoàn thành.
6. Bước 6: Trang trí và thưởng thức xôi lá cẩm
Sau khi xôi đã chín, bạn xới ra bát/đĩa để trang trí và thưởng thức. 1 số cách trang trí xôi mà bạn có thể tham khảo:
- Cách 1:
- Xới xôi vào bát, ấn nhẹ rồi úp ngược ra đĩa.
- Thêm đậu xanh, vừng/đậu phộng rắc lên bề mặt và ăn kèm.
- Cách 2:
- Đậu xanh khi sên để nguội, múc 1 ít lên khuôn nhựa rồi cho xôi vào
- Dùng thìa/muôi ấn nhẹ để xôi và đậu xanh tạo hình được đẹp nhất.
- Sau đó úp khuôn lên đĩa để trang trí cho đẹp mắt.
-
Cách 3: Để các lớp xôi và đậu xanh xen giữa nhau, cho vào khuôn nhựa và úp ngược ra đĩa. Kiểu trang trí này thường được dùng trong những mâm cỗ quan trọng, dịp cúng bái, dâng lễ lên bàn thờ.
Món xôi lá cẩm đậu xanh với cách trang trí đẹp mắt thường được dâng lên bàn thờ cúng trong các ngày quan trọng
7. 4 mẹo nấu xôi lá cẩm dẻo thơm bằng nồi cơm điện
Mặc dù trong quá trình bạn làm đúng theo hướng dẫn trên nhưng không có được thành quả như ý muốn thì hãy lưu ý 4 mẹo dưới đây:
-
Cần ngâm nếp và đậu xanh qua đêm để giúp cho các nguyên liệu này ngậm nước, nhanh chín, tiết kiệm thời gian nấu.
-
Không nên sử dụng nhiều gạo trong nồi nhỏ sẽ khiến xôi không được chín mềm đều. Còn nếu nồi to mà lượng gạo quá ít thì sẽ bị khô ở phần đáy.
-
Không nên mở nắp nồi cơm điện nhiều lần trong quá trình nấu xôi để tránh làm bay hơi, gạo không nở đều vì nếp cái chín mềm nhờ hơi nước.
-
Nên chờ thêm khoảng 10 phút sau khi nồi cơm điện báo chín thì hãy mở ra. Món xôi sẽ gặp trình trạng bị sống/sượng/không nở đều hạt nếu mở vung quá sớm.
Bạn có thể ăn xôi lá cẩm cùng dừa bào sợi, đậu phộng để tăng thêm hương vị
Cùng SUNHOUSE bỏ túi ngay 8 cách nấu xôi dừa bằng nồi cơm điện chỉ với vài bước cơ bản nhé!
Xôi lá cẩm là món ăn độc đáo, hấp dẫn với mọi gia đình Việt trong các dịp lễ. Đây là món ăn có nhiều công đoạn chế biến nhưng bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm thời gian, công sức nấu nhờ nồi cơm điện tại nhà. Hy vọng qua những hướng dẫn về cách nấu xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện, bạn có thể trổ tài nấu ăn cho cả gia đình thưởng thức.
Đặt câu hỏi ngay dưới bài viết của SUNHOUSE nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về cách nấu xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện tại nhà!