Thời gian xuất bản: Thứ tư, 03/01/2024, 14:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 04/01/2024, 16:48 (+07:00)
Mục lục nội dung
Thờ cúng Táo Quân là phong tục cổ truyền của người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Tuy nhiên, bài vị ông Táo là gì? Cách thỉnh bài vị ông Táo đúng nghi lễ như thế nào chắc hẳn không nhiều người biết. Trong bài viết này, cùng Bestme giải đáp những thắc mắc này nhé!
1. Bài vị ông Táo là gì?
Thờ Táo Quân là nét văn hóa đặc trưng trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, được lưu truyền từ xa xưa và được coi trọng cho đến ngày nay. Bài vị ông Táo hay còn gọi là bài vị Táo Quân, là vật phẩm cần thiết được làm từ một tấm thẻ bằng gỗ mạ vàng, có khi khắc 3 dòng chữ bằng chữ Hán, có khi được gộp chung thành một dòng có 4 chữ ngắn gọn.
Bài vị Táo Quân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên bàn thờ, được xem là nơi linh hồn Ông Công, ông Táo hội tụ mỗi dịp cuối năm.
2. Ý nghĩa của bài vị ông Táo
Chắc hẳn chúng ta đã nghe nói đến thờ ông Táo, tuy nhiên bạn đã biết hết ý nghĩa của bài vị ông Táo cũng như ý nghĩa của phần chữ trên bài vị? Cùng Bestme giải đáp những thắc mắc này chi tiết hơn nhé!
- Ý nghĩa của bài vị ông Táo
Bài vị ông Táo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, được coi là nơi hội tụ linh hồn của ông Công và ông Táo mỗi khi chúng ta thắp hương, cúng bái và thực hiện các nghi lễ. Khi chúng ta thờ Táo Quân, không phải chỉ thờ một vị Thần mà là 3 vị gồm Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ, trong đó Thổ Kỳ là nữ theo sự tích ông Công Ông Táo. Đối với ông Công, ông Táo, bài vị được xem như một vật phẩm giúp cho các vị thần này dễ dàng tìm đường trở về nhà sau khi họ đã lên chầu trời.
Ngoài ra, bài vị còn giúp gia chủ thể hiện niềm mong ước và gửi lời cầu nguyện đến ông Công và ông Táo khi chúng ta thắp hương và cúng bái. Bài vị ông Táo còn là một phần trong việc truyền thống và lưu giữ cho con cháu mãi mãi nhớ về công ơn của ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ.
- Ý nghĩa của các chữ trên bài vị
Trong phong tục của người Việt, Táo Quân là vị thần trông coi khói lửa, việc bếp núc, chưởng quản phúc họa của mỗi gia đình. Bài vị Táo Quân được khắc ba hoặc một dòng chữ Hán mạ vàng.
- Với bài vị có 3 dòng chữ: Phiên âm của 3 dòng chữ này là: “Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân, Thổ địa long mạch tôn thần, Ngũ Phương ngũ thổ phúc đức chính thần”. Đây là danh hiệu lần lượt của 3 vị Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Ngoài ra, còn có thể có hai câu đối đặt ở 2 bên là “hữu đức năng tư hỏa - Vô tư khả đạt thiên (Có đức trông coi việc lửa - Vô tư có thể lên trời”.
- Với bài vị có 1 dòng chữ: Đa phần các bài vị Táo Quân hiện nay thường chỉ có 1 dòng khắc 4 chữ Hán được dịch là “Định Phúc Táo Quân”. Có thể hiểu, đây là danh hiệu chung để gọi 3 vị Thần này, do dân gian thường gọi tắt là Táo Quân. Định Phúc Táo Quân cũng có thể hiểu đơn giản là vị Thần quyết định phúc họa của một gia đình, phúc đức được quyết định là do lối sống của gia chủ và người nhà.
Ngoài ra, khi xét về danh hiệu của ba vị Táo Quân được thờ trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài, thường thì mỗi vị thần sẽ đảm nhận một nhiệm vụ riêng, cụ thể:
- Thổ Công: Chuyên cai quản bếp núc, cơm ăn áo mặc, có danh hiệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
- Thổ Địa: Phụ trách cai quản đất đai, nhà cửa, long mạch, có danh hiệu là Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.
- Thổ Kỳ: Phụ trách cai quản việc chợ búa, tiền bạc, có danh hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần.
3. Hướng dẫn cách thỉnh bài vị ông Táo đúng lễ nghi
Người Việt có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” với ý nghĩa rằng mỗi vùng đất đều có sự canh gác và bảo hộ của các vị thần. Tương tự như việc mỗi ngôi nhà đều có một gian bếp, ông Công và ông Táo cũng có mặt ở đó để bảo hộ. Do đó, việc thiết lập bàn thờ và thỉnh bài vị ông Táo đúng nghi lễ là điều rất quan trọng, nhằm mong cầu sự ban phúc, trừ họa và bảo vệ sự an lành, ấm no, hạnh phúc cho gia đình.
Thông thường, bài vị ông Táo được đặt trên một bàn thờ nhỏ trong gian bếp, có thể đặt ở tủ bếp hoặc vị trí cao. Lưu ý, bài vị ông Táo phải tránh tiếp xúc với nước vì bàn thờ mang tính chất của Hỏa vì vậy Hỏa rất kỵ Thủy.
Nếu không có bàn thờ riêng, ta có thể đặt bài vị trên bàn thờ gia tiên để thắp nhang và dâng cúng, tuy nhiên không nên để trực tiếp trong bếp. Theo quan niệm ngũ hành âm dương, đặt bàn thờ ông Táo ở hướng Nam là rất phù hợp, vì hướng này thuộc về Hỏa và có thể mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Bàn thờ ông Táo thường gồm những vật phẩm như:
- Kệ thờ hoặc bàn thờ.
- Bài vị ông Táo.
- Bát nhang.
- Đĩa đựng trái cây.
- Bình hoa.
- Ly nước.
- Đèn nến.
Trong quá trình thỉnh bài vị ông Táo, gia chủ sẽ chuẩn bị các vật phẩm cúng phù hợp dựa trên tình hình kinh tế và nhu cầu của gia đình. Thông thường, mâm cúng sẽ bao gồm những vật phẩm như:
- Ba bộ đồ áo mũ (2 nam và 1 nữ) cùng với giấy vàng và tiền mã, sau khi cúng xong, các vật phẩm này sẽ được hóa vàng.
- Mâm cỗ mặn với các món ăn truyền thống bao gồm: gà luộc, một món xào, một món canh, giò lụa, xôi gấc, chè, bánh kẹo, gạo, muối, rượu, trầu cau…
- Lễ cúng và thỉnh bài vị ông Táo sẽ được tiến hành dưới gian bếp.
Sau khi bày biện đầy đủ các vật phẩm cúng và mâm cúng, gia chủ sẽ tự tay thắp nhang trong bát nhang, sau đó đặt nhang vào lư để mời ông Táo nhập trạch và đọc văn khấn chào đón Táo Quân về nhà mới. Tiếp theo, nước sẽ được đun sôi, trà được pha và dâng lên thần linh và tổ tiên để khai bếp.
4. Các bước lập bài vị ông Táo tại nhà chuẩn nhất
Lập bài vị ông Táo là trong những nghi lễ tâm linh trang trọng và linh thiêng. Dưới đây là các bước lập bài vị ông Táo cơ bản và chuẩn nhất:
- Chất liệu: Bài vị ông Táo có thể được làm từ gỗ mít, gỗ thị, giấy hoặc kim loại.
- Kích thước: Kích thước bài vị thường được lựa chọn để mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Theo quan niệm phong thủy, một số kích thước phổ biến để lập bài vị ông Táo là: Chiều cao 38cm - rộng 17cm, chiều cao 41cm - rộng 18cm, hoặc chiều cao 61cm - rộng 21cm…
- Chữ viết: Tổng số chữ viết trên bài vị Táo Quân phải chia hết cho 4 hoặc chia 4 dư 3, không được dư 1 hoặc 2.
- Nội dung bài vị ông Táo: Nội dung trên bài vị ông Táo được viết bằng chữ Hán Nôm từ trên xuống dưới và từ phải qua trái. Trung tâm của bài vị là tên của 3 vị Táo Quân: Bản Gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân, Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, Bản Gia Ngũ Phương Ngũ Thế Phúc Đức Chính Thần. Nếu bạn không biết viết chữ Hán Nôm, bạn có thể nhờ thầy cúng viết tên lên bài vị hoặc mua sẵn. Nếu bạn có khả năng viết, bạn có thể viết theo các mẫu có sẵn.
- Vị trí đặt bài vị ông Táo: Đặt chiếc hương án (bàn thờ nhỏ) lên bàn thờ lớn và sát với tường. Sau đó, đặt bài vị ông Táo lên hương án này và đặt 3 đài rượu phía trước.
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã hướng dẫn bạn cách thỉnh bài vị ông Táo chuẩn phong thủy nhất. Hy vọng với những chia sẻ này bạn có thể hiểu hơn về những nghi lễ thờ tụng để áp dụng cho gia đình mình. Đồng thời, đừng quên theo dõi Bestme mỗi ngày để không bỏ lỡ những bài viết hay mới nhất nhé!